Tín hiệu khả quan từ xuất nhập khẩu tháng đầu tiên năm 2022

Tháng 1/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt con số ấn tượng hơn 60 tỷ USD và Việt Nam đạt thặng dư thương mại 1,4 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đầu tiên của năm 2022 so với tháng 01/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước tăng 9,6%; trong đó xuất khẩu tăng 8,1%, tương ứng tăng 2,3 tỷ USD và nhập khẩu tăng 11,3%, tương ứng tăng 2,98 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2022 thặng dư gần 1,4 tỷ USD.

thặng dư thương mại 2022
 Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại tháng 1 từ năm 2013-2022
Nguồn: TCHQ

Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đầu tiên của năm 2022 đạt 60,29 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 30,84 tỷ USD, nhập khẩu đạt 29,45 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2022 thặng dư gần 1,4 tỷ USD.

Trong tháng đầu tiên của năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 38,15 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng 01/2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (63,3%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 13,18 tỷ USD, tăng 15,6%; châu Âu: 7,05 tỷ USD, tăng 10,2%; châu Đại Dương: 1,26 tỷ USD, tăng 24% và châu Phi: 646 triệu USD, tăng 4,8% so với tháng 01/2021.

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 01/2022 đạt 30,84 tỷ USD, giảm 10,8% về số tương đối và giảm 3,75 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng 12/2021. So với tháng trước, các mặt hàng giảm trong tháng là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,19 tỷ USD, tương ứng giảm 22,5%; điện thoại các loại & linh kiện giảm 1,11 tỷ USD, tương ứng giảm 19,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 799 triệu USD, tương ứng giảm 18,6%...

So với tháng 01/2021, trị giá xuất khẩu tăng 2,3 tỷ USD, tương ứng tăng 8,1%. Trong đó: hàng dệt may tăng 914 triệu USD, tương ứng tăng 34,4%; sắt thép các loại tăng 289 triệu USD, tương ứng tăng 47,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 244 triệu USD, tương ứng tăng 7,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 213 triệu USD, tương ứng tăng 5,5%...

Những nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng trăm triệu USD

xuất khẩu t1.2022
Trị giá và tỷ trọng xuất khẩu của một số nhóm hàng chính trong tháng 01/2022
Nguồn: TCHQ

Điển hình như dệt may tăng 914 triệu USD, tương ứng tăng 34,4%; sắt thép các loại tăng 289 triệu USD, tương ứng tăng 47,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 244 triệu USD, tương ứng tăng 7,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 213 triệu USD, tương ứng tăng 5,5%...

Về chi tiết một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch 4,5 tỷ USD, nhưng giảm 26,1% so với tháng 1/2021.

Xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ đạt 1,07 tỷ USD, giảm 8,9%; Trung Quốc đạt 956 triệu USD, giảm 35,5%; Hàn Quốc đạt 299 triệu USD, giảm 18,3%...

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,1 tỷ USD, đứng thứ hai. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ đạt 975 triệu USD, tăng 3,9%; Trung Quốc đạt 760 triệu USD, giảm 6,6%; EU đạt 660 triệu USD, tăng 20,2%; thị trường Hồng Kông đạt 420 triệu USD, giảm 5%...

Dệt may đạt 3,57 tỷ USD, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với kim ngạch đạt 1,85 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 51,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Tiếp theo là thị trường EU đạt 382 triệu USD, tăng 39,1%; Hàn Quốc đạt 314 triệu USD, tăng 33,4%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đứng thứ tư với 3,5 tỷ USD, các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản…

Gỗ và sản phẩm gỗ đứng thứ năm với 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ và phẩm gỗ chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường: Mỹ đạt 928 triệu USD, tăng 12,8%; Nhật Bản đạt 153 triệu USD, tăng 16,3%; Trung Quốc đạt 134 triệu USD, tăng 27%...

Đăng Huy