Hướng về người lao động
Thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng tổng kết và nhân điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011 - 2015), Hapro đã xác định lực lượng công nhân lao động là nhân tố quyết định cho phong trào thi đua.
Trên cơ sở đó, hàng năm Hapro phát động phong trào thi đua đến tận các đơn vị trực thuộc phong trào thi đua đạt Danh hiệu "Công nhân giỏi" Tổng công ty. Danh hiệu này nhằm động viên đông đảo và tôn vinh những công nhân lao động trực tiếp trong các ngành nghề, tích cực học tập rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật lao động đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong lao động sản xuất, hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch của đơn vị. Bên cạnh đó là các hội thi “Nhân viên thu ngân giỏi”. Mục tiêu của hội thi nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên thu ngân, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thanh toán, kỹ năng giao tiếp và ứng xử với khách hàng; thanh toán - khâu quan trọng trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu của hệ thống bán lẻ Hapro mart, Hapro food với người tiêu dùng; Hội thi còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Đồng thời, tăng cường sự đoàn kết, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong hệ thống bán lẻ Hapro.
Bên cạnh chính quyền, Công đoàn Hapro cũng phát động thi đua đến người lao động gồm 9 chỉ tiêu chủ yếu: Hàng năm phấn đấu danh hiệu Lao động tiên tiến đạt 80%, Lao động xuất sắc đạt 65%, Công nhân giỏi đạt 20%, Phụ nữ giỏi việc nước - đảm việc nhà đạt 80%, Mẹ lao động - con học giỏi đạt 70%; 100% CNVCLĐ được giới thiệu, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn chính sách, pháp luật của Nhà nước; 85% tập thể, cá nhân đạt tiêu chuẩn “Nếp sống văn hóa công nghiệp”; 100% công đoàn cơ sở và công nhân trẻ được học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, tay nghề; 100% các doanh nghiệp tổ chức đại hội công nhân viên chức, đại hội cổ đông, Hội nghị công nhân lao động, ký thỏa ước lao động tập thể, thành lập Hội đồng hòa giải...
Chính vì hướng phong trào thi đua về người lao động và vì người lao động, nên trong giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CBCNV-LĐ, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty vẫn đạt kết quả khá. Tổng doanh thu ước đạt 47.029 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.552 triệu USD; Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.156 tỷ đồng.
Khai trương chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội tại tỉnh Đồng ThápBình ổn thị trường
Với vai trò là một doanh nghiệp thương mại nhà nước, Hapro đã hướng các phong trào thi đua của mình vào việc bình ổn thị trường thông qua việc hưởng ứng các phong trào: Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Đưa hàng Việt về nông thôn, tham gia các chương trình bình ổn giá trước, trong và sau tết...
5 năm qua, thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động, Hapro đã tăng cường tỷ trọng hàng hóa có nguồn gốc nội địa chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng cơ cấu hàng hóa kinh doanh trong toàn hệ thống bán lẻ của đơn vị. Với định hướng ưu tiêu những hàng hóa nội địa có chất lượng cao, có thương hiệu thay thế hàng nhập ngoại, các công ty thành viên của Tổng công ty đã sản xuất nhiều sản phẩm như: Rượu Vodka Hapro, rượu vang Thăng Long, kem Thủy Tạ, xúc xích Ngon, các loại thực phẩm chế biến, rau củ quả an toàn Hapro… chất lượng ngày càng được nâng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được trưng bày, bày bán tại tất cả các địa điểm kinh doanh trong hệ thống phân phối của Tổng công ty.
Cùng với đó, Hapro còn hỗ trợ nhiều địa phương tiêu thụ đặc sản như tổ chức Tuần lễ cam Cao Phong (Hòa Bình) ở Hà Nội; tổ chức tiêu thụ vải Thanh Hà (Hải Dương), dưa hấu miền Trung, tiêu thụ trứng, gia cầm, rau quả cho các huyện ngoại thành Hà Nội...
Bên cạnh đó, hàng năm, Hapro triển khai Chương trình đưa hàng Việt về thị trường nông thôn, lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, phù hợp với nhân dân tại các huyện ngoại thành nên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tiêu dùng. Qua 5 năm, 2010 - 2014 Tổng công ty đã có tổng số 1.268 chuyến bán hàng trong đó 187 chuyến bán hàng phiên chợ Việt, 1.124 chuyến bán hàng lưu động tại các huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất và bán hàng chính sách tại các huyện miền núi.
Thông qua các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, Hapro không chỉ giúp người tiêu dùng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận hàng Việt, mà bản thân Hapro cũng được cất cánh nhờ hàng Việt. Trong 10 năm xây dựng và trưởng thành (2004 - 2014) quy mô tổ chức của Hapro tăng 1,9 lần (từ 23 công ty thành viên lên 44 công ty thành viên). Tổng doanh thu tăng 2,9 lần từ 2.500 tỷ đồng năm 2004 lên 7.164 tỷ đồng vào năm 2014.