Để đến được địa điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành, từ thành phố Bắc Giang, bạn lên chọn đi theo Quốc lộ 17 rồi rẽ vào đường liên xã Việt Lập - Liên Chung, tiếp theo là đi thêm 5 km từ lối rẽ, bạn sẽ thấy Khu di tích lịch sử văn hoá núi Dành hiện ra trước mắt.
Núi Dành nằm cách dòng sông thương thơ mộng không xa, có đỉnh cao nhất khoảng 11 m so với mực nước biển và là dãy núi lớn thứ hai của huyện Tân Yên sau núi Đót (xã Phúc Sơn). Nơi đây có cảnh quan thiên thiên tươi đẹp với rừng thông khoảng 50 năm tuổi. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được không khí ở đây rất trong lành, và còn được nghe tiếng thông reo vi vu thật lãng mạn, khiến bạn liên tưởng tới mình đang ở trong rừng thông tại Đà Lạt (Lâm Đồng).
Đường lên núi Dành được xây bằng gạch với tổng cộng là 345 bậc thoai thoải, ngay dưới chân núi là giếng Mũi Voi, sâu khoảng 2 m nước giếng luôn trong xanh và không bao giờ cạn.
Tọa lạc ở núi Dành là đền Dành, đây là công trình văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Quần thể đền Dành gồm 3 đền: Đền Trình (dưới chân núi), đền Hạ (khu vực lưng chừng núi), đền Thượng (trên đỉnh núi). Đền Dành thờ thần Cao Sơn, Quý Minh, khi sống là những vị tướng tài giỏi, thác đi trở thành những vị thần linh thiêng, hiển thánh lại âm phù, giúp dân trừ tai diệt họa, được nhân dân nhiều đời thờ phụng...
Không ai biết chính xác đền Dành được xây dựng từ khi nào nhưng căn cứ vào những tài liệu di tích như cột đã, bát hương cổ, đồ tế khí, ngai thờ,… còn lưu giữ trong đền, thì công trình này được xây dựng vào thời Lê thế kỷ XVIII.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi đền đã bị hủy hoại đi nhiều, không còn nguyên vẹn như xưa. Tuy nhiên, nhân dân nơi đây đã nhiều lần trùng tu, cải tạo, ngôi đền đã khang trang, đẹp đẽ hơn nhưng vẫn còn lưu lại nhiều nét cổ kính, riêng biệt của mình. Trong đó phải kể đến năm 2017, ngôi đền được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng lại với quy mô lớn hơn.
Ngôi đền là nơi tổ chức nhiều lễ hội dân tộc, văn hóa của người dân nơi đây. Đặc biệt là ngày lễ vào 19, 20 tháng Giêng hàng năm, đền Dành tổ chức một lễ hội lớn với nghi lễ rước thần từ đình Vường về lễ hội sau đó rưới lên đền Dành làm lễ tế thần. Trong quá trình diễn ra lễ hội, những di sản phi vật thể của nơi đây cũng được biểu diễn - hát ví, hát ống, đây là môn nghệ thuật đã bị thất truyền từ lâu và được người dân nơi đây phục hồi lại, trở thành bản sắc riêng của khu di tích Núi Dành.
Đến với Khu di tích Núi Dành vào khoảng thời gian này bạn không chỉ được tham quan núi Dành mà còn được tham gia vào một trong những nghi lễ lớn của nơi đây và thưởng thức những màn biểu diễn ít nơi nào có được.
Đặc biệt hơn nữa là khi đến tham quan Khu di tích núi Dành, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan bao la hùng vĩ mà còn được nghe câu chuyện lưu truyền trong dân gian về sản vật tiến Vua - sâm Nam của người dân nơi đây.
Chuyện kể rằng, ở một đỉnh núi nọ có hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Một hôm, người mẹ đột ngột lâm bệnh nặng nhưng nhà không có tiền chạy chữa. Anh con trai đành lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Đi đến gần tối vẫn không được gì, chàng trai ngồi nghỉ rồi ngủ thiếp đi dưới một gốc cây đại thụ lớn ở lưng chừng núi Dành, trong giấc mơ, anh thấy mình tìm được gốc sâm cứu mẹ.
Tỉnh giấc, bàn tay vẫn nắm chặt một thân dây rất nhỏ, đưa lên ngửi, chàng mới hay mình đã tìm ra cây sâm tiên nên vội đào củ đem về sắc thuốc cho mẹ uống. Được uống sâm quý, người mẹ ít ngày sau liền khỏi ốm.
Không những thế loài sâm này còn được ví như “tiên dược” khi giúp mẹ vua Tự Đức là Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (Từ Dụ) sáng mắt trở lại.