VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

Trên cơ sở Quyết định số 782/TTg, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết định số 3995/QĐ-TCCB ngày 31 tháng 12 năm 1996 quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cơ khí.

Thông tin chung về Viện Nghiên cứu Cơ khí

Tên tiếng Việt: Viện Nghiên cứu Cơ khí

Tên tiếng Anh: National Research Institute Of Mechanical Engineering

Tên viết tắt: NARIME

Địa chỉ: Số 4 Đường Phạm Văn Đồng, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: +84.24. 37647350/ 37644442    Fax: +84.24. 37649883

Email: [email protected]

Website: http://narime.gov.vn/

Viện trưởng: TS. Phan Đăng Phong

1. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động

- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế, kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành cơ khí , tự động hóa;

- Tổ chức và triển khai thực hiện các công trình, dự án, đề tài nghiên cứu KHCN và kinh tế thuộc lĩnh vực cơ khí, tự động hóa;

- Tư vấn, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, vận hành, kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ và quản lý dự án xây dựng cho các dây chuyền thiết bị đồng bộ thuộc các lĩnh vực: Vật liệu xây dựng, năng lượng, tuyển khoáng, luyện kim, nông lâm hải sản, dệt may, giấy, mạ, môi trường, giao thông vận tải, thiết bị nâng hạ, vận chuyển, thiết bị điện, tự động hóa;

- Kinh doanh văn phòng, bất động sản và đầu tư tài chính;

- Đào tạo sau đại học và dạy nghề.

2. Quá trình hình thành và phát triển

Viện Nghiên cứu Cơ khí ban đầu được thành lập theo quyết định số: 76/TTg ngày 06 tháng 7 năm 1962 của Thủ Tướng Chính phủ (mang tên là Viện Thiết kế Chế tạo Cơ khí). Năm 1977 đổi tên thành Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo máy (gọi tắt là Viện Nghiên cứu máy).

Năm 1996, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các tổ chức nghiên cứu triển khai của Chính phủ, Viện Nghiên cứu Cơ khí được thành lập theo quyết định số: 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ Tướng Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Trên cơ sở Quyết định số 782/TTg, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết định số 3995/QĐ-TCCB ngày 31 tháng 12 năm 1996 quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cơ khí.

Viện đã được chuyển thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí theo Quyết định 3642/QĐ-BCN ngày 15/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

Viện đã được Bộ Công Thương phê duyệt phương án tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập giai đoạn 2020 - 2022 theo Quyết định số 2349/QĐ-BCT ngày 4 tháng 9 năm 2020.

3. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ

Tổng số cán bộ công nhân viên:

294

Giáo sư, Phó giáo sư:

5

Tiến sỹ:

13

Thạc sỹ:

66

Kỹ sư:

187

Nhân viên khác:

30

4. Các phần thưởng cao quý

4.1. Huân huy chương: Huân chương độc lập Hạng nhì (2011) và Hạng 3 (năm 2006).

4.2. Bằng khen đua của Chính phủ năm 2013.

4.3. Cờ thi đua của Chính phủ: Viện được Chính phủ tặng Cơ thi đua cho nhiều năm (2018, 2015, 2014, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, 2006, 2005).

4.4. Cờ thi đua của Bộ Công Thương: 2015, 2009

4.5. Chủ tịch nước tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh (tại Quyết định số 104/QĐ/QĐ-CTN ngày 11/01/2017) cho: các cá nhân: TS. Vũ Văn Khoa, ThS. Nguyễn Văn Minh và KS. Đỗ Lê Huy đã đạt thành tích xuất sắc trong Công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”.

4.6. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành Công Thương giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 3126/QĐ-BCT ngày 27/7/2016, gồm: 3 tập thể: Trung tâm Máy Động Lực, Trung tâm Công nghệ và thiết bị Môi trường, Trung tâm Công nghệ Chế tạo Máy; 3 cá nhân: TS. Vũ Văn Khoa, ThS. Đinh Viết Hải, ThS. Phạm Văn Hùng.

4.7. Bằng khen của Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí cho Viện Nghiên cứu Cơ khí đã có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 tại quyết định số 3456/QĐ-DKVN ngày 28/5/2015 (Giải thích thêm: Ứng dụng sản phẩm KHCN Lọc bụi tĩnh điện vào Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1).

4.8. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho TS. Dương Văn Long đã có thành tích đóng góp vào kết quả hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2006-2010 tại Quyết định số 4365/QĐ-BCT ngày 18/8/2010.

4.9. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng TS. Hoàng Văn Gợt – Chủ nhiệm công trình “Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo máy lọc khuấy lắng Lauter loại Ø3600mm” đoạt Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học & công nghệ Việt Nam năm 2002.

5. Giải thưởng về khoa học công nghệ

5.1.  Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích:

- Bằng độc quyền sáng chế số 18623 theo quyết định số 12579/QĐ-SHTT, ngày 28/2/2018 về “Quy trình công nghệ chế tạo tấm cực lắng lọc bụi tĩnh điện sử dụng máy cán hình” cho nhóm tác giả Dương Văn Long, Nguyễn Chỉ Sáng, Lê Huy, Nguyễn Quang Hưng, Đinh Gia Nghiêm.

- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1715 theo quyết định số 30840/QĐ-SHTT ngày 8/5/2018 về “Thiết bị làm mát xỉ cho lò hơi đốt than tầng sôi tuần hoàn” cho nhóm tác giả Hoàng Trung Kiên, Hoàng Văn Gợt, Phạm Đức Hoàn.

- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 156 theo quyết định 49693/QĐ-SHTT ngày 25/7/2017 về “Thiết bị nạo vét bùn sử dụng công nghệ hút bùn bằng khí nén có hệ thống di chuyển cụm bơm và qui trình vận hành thiết bị này” cho nhóm tác giả Trần Đức Quảng, Đinh Viết Hải, Lê Xuân Quý và Nguyễn Văn Bình.

- Giải pháp hữu ích “Hệ thống thiết bị tự động hàn cầu máng cào” (đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 85649/QĐ-SHTT ngày 30/9/2019 và Đăng công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ) cho nhóm tác giả Ngô Xuân Cường, Ngô Văn Dũng, Lê Thu Quý, Lục Vân Thương, Đỗ Thanh Tùng, Hoàng Văn Châu, Ngô Trọng Bính, Lê Đăng Thắng, Kiều Đăng Trường, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Hải Long, Đặng Văn Phối.

- Sáng chế “Quy trình xử lý lớp phun phủ nhiệt bằng phương pháp thẩm thấu với PTFE trong điều kiên có rung siêu âm” (Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 93853/QĐ-SHTT ngày 25/10/2019 và Đăng công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ) cho nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thu Quý, Đào Bích Thủy, Lý Quốc Cường, Phạm Thị Hà, Phạm Thị Lý.

- Sáng chế “Quy trình sản xuất dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel từ nguồn urê nông nghiệp” (đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và Đăng công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ) cho nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thu Quý.

5.2. Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam:

- Giải nhì giải thưởng VIFOTEC năm 2018 cho công trình “Thiết kế chế tạo thiết bị đầu quay không lõi làm sạch cáu cặn trong lòng ống trao đổi nhiệt bằng áp lực cao” cho nhóm tác giả Ngô Xuân Cường, Lê Thu Quý, Đỗ Thanh Tùng và Nguyễn Anh Dũng.

- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2018 (Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống thải tro xỉ cho lò hơi đốt than công nghệ CFB, ứng dụng trong công nghiệp sản xuất điện năng từ than chất lượng thấp tại Việt Nam) cho nhóm tác giả Hoàng Trung Kiên, Vũ Trung Tuyến, Trịnh Nhật Cường và Lê Xuân Quý.

- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2018 (Thiết kế, chế tạo vít thải xỉ cho các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam) Nhóm tác giả Hoàng Trung Kiên, Lê Xuân Quý, Vũ Trung Tuyến.

- Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2017 (Nghiên cứu công nghệ phục hồi bạc trượt của Tua bin trong các nhà máy Nhiệt điện đốt than 300MW bằng vật liệu Babit) cho nhóm tác giả Vũ Trung Tuyến, Hoàng Trung Kiên và Lê Xuân Quý.

- Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam năm 2013 cho “Máy phân cấp xoắn”, dùng trong công nghiệp tuyển khoáng;

- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2009 (Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị nạo vét bùn cho các sông thoát nước đã kè bờ của Thành phố Hà Nội) cho nhóm tác giả Trần Đức Quảng, Đinh Viết Hải, Lê Xuân Quý và Nguyễn Văn Bình.

- Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2002 (Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đóng bao bột siêu mịn tự động ĐBTĐ-3) cho nhóm tác giả Trần Hoàng Lâm, Nguyễn Phi Hùng.

- Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2002 (Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo máy lọc khuấy lắng Lauter loại Ø3600mm) cho nhóm tác giả Hoàng Văn Gợt, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Anh Nhân, Cử nhân Lương Dũng, Nguyễn Kim Cương.

- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2001 (Ứng dụng công nghệ gia công áp lực tiên tiến trong chế tạo máy) cho tác giả Phạm Văn Quế.

5.3. Huy chương Hội chợ Công nghệ và Thiết bị:

- Huy chương vàng quốc tế WIPO năm 2019 cho công trình “Thiết kế chế tạo thiết bị đầu quay không lõi làm sạch cáu cặn trong lòng ống trao đổi nhiệt bằng áp lực cao” tại Thái Lan cho nhóm tác giả Ngô Xuân Cường, Lê Thu Quý, Đỗ Thanh Tùng và Nguyễn Anh Dũng.

- Huy chương đồng Hội chợ phát minh quốc tế Seul (Hàn Quốc) 2019 cho nhóm tác giả Ngô Xuân Cường, Lê Thu Quý, Đỗ Thanh Tùng và Nguyễn Anh Dũng.

- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2018 (Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống thải tro xỉ cho lò hơi đốt than công nghệ CFB, ứng dụng trong công nghiệp sản xuất điện năng từ than chất lượng thấp tại Việt Nam) cho nhóm tác giả Hoàng Trung Kiên, Vũ Trung Tuyến, Trịnh Nhật Cường và Lê Xuân Quý.

- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt nam 2018 (Thiết kế, chế tạo vít thải xỉ cho các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam) cho nhóm tác giả Hoàng Trung Kiên, Lê Xuân Quý, Vũ Trung Tuyến.

- Bằng khen Techmart quốc tế Việt Nam 2015 cho Trạm xuất xi măng rời năng suất 300T/h.

- Huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam Techmart 2012 cho Sản phẩm lọc bụi túi;

- Huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam Techmart 2012 cho Công nghệ và thiết bị hàn tự động nối ống đường kính lớn không quay.

- Huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam Techmart 2012 cho Công nghệ phục hồi gối đỡ ba bít của tua bin trong các nhà máy nhiệt điện đốt than 300MW.

- Huy chương vàng TECHMART VIETNAM ASEAN +3 (năm 2009) cho Hệ thống thiết bị đồng bộ sản xuất chè Ô Long xuất khẩu.

- Huy chương vàng hội chợ triển lãm quốc tế INTER-DECO VIỆTNAM năm 2006 cho sản phẩm lọc bụi túi.

- Huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam Techmart 2003 cho sản phẩm đề tài KHCN 05-10 Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy lọc khuấy lắng Lauter.

- Huy chương vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam Techmart 2003 cho Công nghệ và thiết bị hàn tự động dưới lớp trợ dung để phục hồi và chế tạo kết cấu thép.

6. Hình ảnh

Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống thải tro xỉ đồng bộ cho nhà máy nhiệt điện đốt than phun có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ sấy không khí hồi nhiệt kiểu quay trong lò hơi đốt than nhà máy nhiệt điện”

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thiết kế , chế tạo và chế tạo hệ thống thải tro xỉ cho lò hơi đốt than công nghệ CFB năng suất từ 12 tấn / giờ đến 15 tấn/giờ”

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Thiết bị làm mát xỉ được chế tạo, lắp đặt và vận hành tại nhà máy nhiệt điện Na Dương

Dự án KHCN cấp Nhà nước: Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Các chủ nhiệm đề tài Vũ Văn Khoa, Nguyễn Văn Minh và Đỗ Lê Huy được Chủ tịch nước tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Hợp đồng kinh tế “Thiết kế, chế tạo, lắp dựng thành công silo xi măng 5.000 tấn làm kho chứa, phân phối xi măng cho các máy đóng bao và xuất xi măng cho xe bồn”.

Viện Nghiên cứu Cơ khí