Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1696/QĐ – BGTVT công bố mở cảng cạn Thạnh Phước theo đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam và Công ty cổ phần Cảng Thạnh Phước.
Cảng cạn Thạnh Phước nằm tại vị trí số 207, ĐT747A, tổ 1, khu phố Tân Lương, phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Cảng Thạnh Phước.
Mục tiêu của cảng cạn nhằm khai thác, kinh doanh dịch vụ và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng cạn phù hợp với quy định Nghị định số 38/2017 của Chính phủ và Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Công ty Cổ phần cảng Thạnh Phước có trách nhiệm thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp khai thác cảng theo quy định; tổ chức khai thác cảng cạn khi đã hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định và đúng mục đích, phù hợp với các giai đoạn đầu tư, bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy, nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn Thạnh Phước theo quy định tại Nghị định số 38/2017/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Cục Hàng hải Việt Nam được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của cảng cạn theo quy định tại Nghị định số 38/2017/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Cảng Thạnh Phước mang ý nghĩa khai thông đường thủy, mở ra cửa ngõ thông thương hàng hóa giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành khác trong cả nước, giúp việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cảng cạn Thạnh Phước nằm trên hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - TPHCM. Cảng cạn có kết nối với đường tỉnh 747A, QL13 và đường thủy nội địa sông Đồng Nai. Cảng cạn có năng lực thông qua tới năm 2030 đạt 100.000 - 170.000 Teu/năm.
Cảng cạn Thạnh Phước nằm tại vị trí số 207, ĐT747A, tổ 1, khu phố Tân Lương, phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Cảng Thạnh Phước.
Cảng cạn nhằm khai thác, kinh doanh dịch vụ và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng cạn phù hợp với quy định Nghị định số 38/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Công ty Cổ phần cảng Thạnh Phước có trách nhiệm thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp khai thác cảng theo quy định; tổ chức khai thác cảng cạn khi đã hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định và đúng mục đích, phù hợp với các giai đoạn đầu tư, bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy, nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn Thạnh Phước theo quy định tại Nghị định số 38/2017/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Cục Hàng hải Việt Nam được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của cảng cạn theo quy định tại Nghị định số 38/2017/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Cảng Thạnh Phước mang ý nghĩa khai thông đường thủy, mở ra cửa ngõ thông thương hàng hóa giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành khác trong cả nước, giúp việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cảng cạn Thạnh Phước nằm trên hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - TPHCM. Cảng cạn có kết nối với đường tỉnh 747A, QL13 và đường thủy nội địa sông Đồng Nai. Cảng cạn có năng lực thông qua tới năm 2030 đạt 100.000 - 170.000 Teu/năm.