Quy chế này không áp dụng đối với các Công ty cổ phần đã được Bộ Công Thương bàn giao cho Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty:
1. Nắm bắt kịp thời thực trạng hoạt động của đơn vị để giúp đơn vị khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
2. Thông qua đánh giá phân loại doanh nghiệp để có các biện pháp khuyến khích động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém.
Việc thực hiện giám sát được quy định:
1. Doanh nghiệp tự giám sát:
Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty Nhà nước phải tổ chức tự giám sát tại Công ty mẹ và các Công ty thành viên. Các Công ty thành viên phải tổ chức tự giám sát trong nội bộ Công ty. Giám sát nội bộ doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, Quy chế kiểm toán nội bộ,
Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Chủ thể giám sát trong nội bộ doanh nghiệp:
a) Người quản lý, điều hành oanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc,
Kế toán trưởng doanh nghiệp (sau đây gọi là Ban Giám đốc);
b) Người lao động trong doanh nghiệp;
c) Nội dung giám sát:
Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc doanh nghiệp thông qua Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của doanh nghiệp thực hiện giám sát theo các hình thức giám sát trước, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định cũng cũng nêu rõ việc xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo; việc thực hiện giám sát của chủ sở hữu; các hình thức giám sát doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình giám sát; nhiệm vụ và quyền hạn của các Vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương trong hoạt động giám sát; chế độ báo cáo…
Việc tổ chức thực hiện được giao cho Vụ Tài chính chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giám sát tài
chính đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty Nhà nước trực thuộc Bộ. Tổng hợp kết quả thực hiện quý, năm gửi Bộ Tài chính và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với các Vụ chức năng thuộc Bộ thẩm tra hồ sơ và công bố xếp loại doanh nghiệp, khen thưởng, kỷ luật bộ máy điều hành các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty Nhà nước trực thuộc Bộ theo chế độ và phân cấp của Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp báo cáo xếp loại doanh nghiệp hàng năm gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các Vụ chức năng, Thanh tra Bộ
và Văn phòng Bộ thực hiện việc giám sát doanh nghiệp theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức công tác tự giám sát trong Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty mẹ và các Công ty thành viên, báo cáo và chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước và các quy định tại Quy chế này.