Về đất Lục Ngạn vào những ngày cuối tháng 5 khi những cơn mưa đầu mùa vừa dứt, dọc các con đường qua bản làng rực lên màu đỏ, màu của quả vải thiều bắt đầu vào thu trái. Tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn) - nơi có trình độ thâm canh cây vải thiều của huyện, ông Nguyễn Hữu Tình thôn Kép 1 cho biết: "Năm nay chúng tôi lại được mùa, mà được mùa kép: "Được năng suất, được giá". Mấy năm gần đây địa phương áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật trên cây vải thiều đặc biệt sử dụng phân bón Văn Điển, cây vải khỏe lá bền, trước khi ra hoa có 3 đợt lộc, khi ra hoa đậu quả cao quả lớn đồng đều, mã quả đẹp, ngọt đậm, vỏ quả dai, bảo quản được dài thời gian hơn.
Gia đình tôi trồng 1,5 ha vải đã có 10 năm tuổi đang cho quả. Hàng năm cứ sau thu quả, dọn vệ sinh xong là bón phân lân Văn Điển cùng phân hữu cơ hoai mục, trung bình 1 gốc bón 3 - 4 kg lân đào đất quanh tán cây rải phân vùi đất, ngoài ra còn bón thêm 1 - 2 kg/gốc NPK 5.10.3 Văn Điển nữa, khi cây nứt nụ tiến hành bón đón hoa bằng NPK 12.8.12 Văn Điển 1,0 - 1,5 kg/gốc, sau đậu quả bón tiếp 2 đợt nữa mỗi đợt từ 1 - 2 kg/gốc NPK 12.7.20 Văn Điển.
Ở xã Hồng Giang các nhà vườn trồng vải hầu hết sử dụng phân bón Văn Điển, đồng đất đồi ở đây chua nhiều, nghèo các loại dinh dưỡng trung lượng canxi, magie, lưu huỳnh và vi lượng mà phân bón Văn Điển có các chất nâng cao rất phù hợp cho cây vải. Vải thiều ở đây có thương hiệu Việt GAP xuất khẩu sang nước ngoài, cũng nhờ phân bón Văn Điển góp sức".
Còn ở xã Phượng Sơn, nói đến ưu điểm sử dụng phân nào cho cây vải thì bà con nhắc ngay đến thương hiệu phân bón Văn Điển, ông Đoàn Văn Kính chủ nhà vườn bộc bạch: "Thương hiệu phân bón Văn Điển đã có từ lâu với đồng đất trồng vải thiều Phượng Sơn, cây vải ở Phượng Sơn chủ yếu trên đất đồi dốc, dễ mất màu bón các loại phân khác, phân tan nhanh rửa trôi cây không ăn được, chỉ có phân Văn Điển trụ được vì tan từ từ thấm sâu vào lớp đất dưới, cung cấp dinh dưỡng suốt vụ cho cây.
Phân bón Văn Điển đầy đủ nhất tất cả các chất dinh dưỡng mà cây vải cần, nhưng đất lại thiếu cho nên bón phân Văn Điển cho vải được lợi "kép" dinh dưỡng cho cây, bồi dưỡng cải tạo đất. Cách đây gần 20 năm chúng tôi đã dùng phân lân Văn Điển và sau đó sử dụng khép kín, thêm phân đa yếu tố NPK Văn Điển nữa. Mỗi năm riêng xã Phượng Sơn sử dụng hàng trăm tấn phân Văn Điển, phân bón Văn Điển giúp cho cây khỏe, vỏ thân, cành nhẵn nhụi, ít mắt cua, bộ lá xanh đậm, bền lá, lá dày, phát lộc đều, đậu trái cao, ít sâu bệnh, cho năng suất, màu sắc vỏ quả đẹp”. Nói rồi ông dẫn chúng tôi thăm vườn quả của gia đình sắp cho thu hoạch quả đỏ au, căng mọng, đều tăm tắp, ông cười bảo: “Đó cũng là công sức của thương hiệu phân bón Văn Điển mới có mùa vải bội thu này”.
Ghé qua các xã Quý Sơn, Cấm Sơn gặp gỡ nhiều hộ nông dân trao đổi về kinh nghiệm thâm canh cây vải thiều thì ai ai cũng nhắc đến thương hiệu phân bón Văn Điển.
Chị Hoàng Thị Bích - xã Cấm Sơn chia sẻ: "Thương hiệu phân bón Văn Điển đối với bà con trồng vải Cấm Sơn quá quen thuộc, cách đây đã lâu nhưng hơn chục năm phân lân Văn Điển được đưa về bón cho vải, thấy cây tốt hơn hẳn các loại phân lân khác thế là bà con đổ xô vào mua bón”.
Quả thật, phân lân Văn Điển rất phù hợp với đồng đất Cấm Sơn. Thông thường, hàng năm phân lân Văn Điển được bón đợt sau thu quả chừng 20 ngày, bón phối hợp với phân hữu cơ hoai mục và phân NPK để phục hồi cây. Đợt bón này nếu thiếu lân Văn Điển thì cây kém cả vụ nên bắt buộc bà con ở đây phải chuẩn bị đủ phân lân Văn Điển bón, sau đó các đợt bón thúc thì dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển hoặc dùng phân khác.
Phân bón Văn Điển luôn luôn giữ được thương hiệu, chất lượng trách nhiệm đối với nông dân, nhiều năm qua cũng nhờ có phân bón Văn Điển mà mùa vài thiều năm nào cũng được mùa, nhiều gia đình thu lời hàng tỷ đồng.
Huyện Lục Ngạn có gần 18.000 ha vải thiều, là huyện vùng núi của tỉnh Bắc Giang, địa hình hầu hết là đồi, chia cắt mạch, rửa trôi nghèo dinh dưỡng, chua tầng đất mặt nghèo lân, kali, vôi, magie, silic cùng các chất vi lượng bo, kẽm, khi bón các loại phân đơn, phân NPK thông thường thì hiệu quả thấp bởi vì các loại phân này thiếu hụt các loại chất dinh dưỡng như vôi, magie, silic, vi lượng. Chỉ có phân bón Văn Điển mới giải quyết dược bài toán thiếu hụt dinh dưỡng cho đất trồng vải.