I. MÔ HÌNH KHÔNG GIAN
Các khu kinh tế cửa khẩu đều có đặc điểm chung về hành chính là nơi tiếp giáp hai hay nhiều quốc gia; có vị trí địa lý riêng trên đất liền, biển và thềm lục địa, sông hồ,…nằm trong tài liệu phân chia biên giới theo Hiệp định và được Nhà nước cho áp đặt một số chính sách riêng.
1.Nguyên tắc chung của mô hình không gian
- Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thủy, thềm lục địa, vùng trời, theo hiệp định đã ký và các quy ước quốc tế.
- Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm tổn hại đến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi trường.
- Bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên để các bên cùng có lợi.
- Cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên.
- Tìm kiếm các vị trí tạo ra khả năng phát triển đối xứng (các yếu tố tương đồng).
-Tìm kiếm và hướng tới các vị trí mà ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù đắp các thiếu hụt về nguồn nhân lực, về trao đổi hàng hóa.
-Tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động hoặc có thể xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.
2. Một số mô hình không gian
2.1 Mô hình đường thẳng:
Các bên có tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông hoặc liền bờ biển. Trên tuyến giao thông đó hình thành các tuyến đô thị, khu công nghiệp, bến cảng ở mỗi bên có cự ly hợp lý có mối liên hệ kinh tế mật thiết với khu kinh tế cửa khẩu. Đây là mô hình tốt, một mặt giảm tập trung cao về biên giới, đồng thời là nơi sử dụng hàng hóa nhập khẩu và tạo ra hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu với lợi thế về giao thông.
Mô hình này gần như đã tồn tại một cách “tự nhiên” trong lịch sử, từ một lối mòn dân chúng qua lại sau đó nhu cầu trao đổi tăng giao thông phát triển trở thành chợ cửa khẩu. Là mô hình cơ sở của các mô hình khác.
2.2. Mô hình quạt giao nhau ở cán
Hai bên có hàng loạt các đô thị, khu công nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp cách biên giới một khoảng cách do tự nhiên hoặc quy ước, việc trao đổi hàng hóa đều tập trung về khu kinh tế theo đường giao thông gần nhất. Mô hình này có tính tập trung cao về thương mại, có thể gọi là cảng khô hay khu thương mại tự do.
2.3. Mô hình quạt giao ở cánh
Cách biên giới có hai khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, hàng hóa hai bên trao đổi phân tán ở nhiều cặp chợ biên giới. Mô hình này thích hợp với biên giới với địa hình phẳng đông dân cư người ta có thể xây dựng các phố biên giới dài nhiều km.
2.4. Mô hình lan tỏa
Mô hình này mang tính tự phát do tập quán sinh hoạt dân cư, phát triển theo yêu cầu, lợi dụng các yếu tố tự nhiên. Mô hình này thích hợp với các cặp chợ, thị trấn biên giới, hay các công trìng hạ tầng do hai bên hợp tác, hoặc cách phát triển tự phát.
Sơ đồ cách mô hình trên :
Chú thích :
Mô hình trái qua phải: Mô hình đường thẳng; MH quạt giao ở cán; MH quạt giao ở cánh:MH lan tỏa.
Ký hiệu trái qua phải: Khu KT cửa khẩu ; Đường biên giới ; Đường giao thông; Đô thị, Khu công nghiệp.
3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu
Trên tuyến biên giới, căn cứ vào nhu cầu phát triển của mỗi nước, khả năng giao lưu với nước thứ ba nhờ hệ thống giao thông như đường bộ, sân bay, bến cảng đường thủy quy ra khối lượng hàng hóa, phương tiện, người qua lại; căn cứ vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi các nước sẽ bố trí các cấp cửa khẩu quốc tế, quốc gia và địa phương.
Nguyên tắc:
- Bảo đảm nguyên tắc như các mô hình trên.
- Thiết kế chi tiết như hai khu đô thị giáp nhau.
- Bảo đảm thuận lợi và kiểm soát phương tiện, hàng hóa, người qua lại.
- Phối hợp hỗ trợ về các tiện ích công cộng như điện, nước, chiếu sáng, cây xanh, môi trường.
- Dịch vụ tốt cho người lưu trú, hàng hóa, phương tiện quá cảnh,…
- Có khả năng phát triển theo hướng mở ra khu kinh tế xuyên biên.
Có hai loại mô hình sau:
3.1. Mô hình đối xứng
Theo định hướng phát triển của mỗi bên và thỏa thuận quốc gia, mỗi bên xây dựng khu kinh tế cửa khẩu độc lập, cạnh tranh phát triển, do vậy nó có nét đối xứng mỗi bên có kết cấu hạ tầng gần giống nhau bao gồm:
+ Khu dân cư;
+ Khu thương mại;
+ Khu sản xuất;
+ Khu vui chơi giải trí;
+ Khu hành chính.
Việc quy hoạch chi tiết có lợi cho mỗi bên và tạo ra sự hợp tác ra sự hợp tác cùng có lợi.
Sơ đồ mô hình khu kinh tế cửa khẩu đối xứng
Khu sản xuất
Các cửa kiểm soát
(Quốc môn)
Khu hành chính
Khu thương mại và dịch vụ
Dải phân cách biên giới theo Hiệp định
Khu sản xuất
Các cửa kiểm soát
(Quốc môn)
Khu hành chính
Khu thương mại và dịch vụ
3.2. Mô hình đặc biệt (Khu kinh tế xuyên biên)
Đây là mô hình khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt, liên kết hai quốc gia, tạo ra vùng lãnh thổ đặc thù, hai bên có thể thỏa thuận bằng một Hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh thổ hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Diện tích một khu ở mức tối thiểu khoảng 1 km2 .Về nguyên tắc hoạt động như các khu kể trên. Điểm khác biệt là hình thành một công ty kinh doanh hạ tầng, thuê đất của hai quốc gia, đầu tư và cho thuê toàn bộ các tiện ích trong khu theo danh mục ngành nghề kinh doanh. Mô hình này có lợi thế khai thác tốt nhất hạ tầng và có khả năng thu hút đầu tư quốc tế. Khó khăn nhất là việc đóng góp cũng như lợi ích của hai quốc gia và cơ chế riêng cho công ty. Tuy nhiên chúng ta có thể hình dung việc công ty đầu tư hạ tầng là công ty cổ phần quốc tế cùng một lúc đầu tư vào hai quốc gia liền trên biên giới. Như vậy cần có sự thống nhất về giá thuê đất, các sắc thuế và lợi thế kinh doanh, phí dịch vụ vào ra,…theo mức ưu đãi hơn các khu vực khác. Điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và sự cạnh tranh ở ngoài khu.
Trường hợp không cho công ty thuê đất thì khu kinh tế xuyên biên cần đạt được thỏa thuận đồng nhất về các quy định trong nội khu, do vậy có thể thành lập một Ban quản lý hỗn hợp.
Để thuận hơn cần duy trì cơ chế ba bên: Công ty- Ban quản lý nước A; Ban quản lý nước B. Mỗi Ban quản lý đại diện cho quốc gia phần vốn cổ phần ở công ty, tương đương với vốn góp của quốc gia.
Trong xu thế hợp tác và hội nhập, các quốc gia có thể tìm ra các mô hình hợp tác kinh tế cửa khẩu thích hợp nhằm tạo ra quá trình quốc tế hóa, mở rộng cạnh tranh khu vực, tạo ra các mô hình đầu tàu, hay các đường dẫn tăng trưởng cho nền kinh tế, đầu ra của sản xuất nội địa.
Sơ đồ khu kinh tế xuyên biên giới
KHU SẢN XUẤT (công ty liên
(Quốc Môn)
Các cửa kiểm soát
Khu hành chính
KHU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ (công ty liên
Dải phân cách biên giới theo Hiệp định
doanh đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ kinh doanh thuê đất và cho thuê lại)
(Quốc Môn)
Các cửa kiểm soát
Khu hành chính
doanh đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ kinh doanh thuê đất và cho thuê lại)
4.Việc quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu cần làm rõ một số nội dung:
- Thiết lập tổng sơ đồ phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong mối liên hệ vùng quốc gia và quốc tế, các tuyến giao thông và đô thị, khu công nghiệp, hải cảng có ảnh hưởng được đánh giá và dự kiến.
- Khẳng định số lượng các khu ở các địa phương trong thời kỳ 5-10 năm, tránh phát triển tự phát ngoài quy hoạch.
- Quy mô mỗi khu, tối thiểu về diện tích các tiện ích của cửa khẩu và định hướng không gian phát triển.
- Tập trung phát triển khu vào một số khu để tác động mạnh vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và địa phương, dự báo khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, công nghiệp chế biến xuất khẩu hay nhập khẩu, tiêu dùng trong khu, khối lượng người, phương tiện và dịch vụ tại chỗ và qua lại.
-Thiết kế chi tiết cho mỗi loại khu theo cấp độ cửa khẩu quốc tế, quốc gia, địa phương, các biểu tượng chủ quyền lãnh thổ, tên gọi cửa khẩu theo hướng đô thị hóa hay chỉ là nơi thuần túy xuất nhập khẩu.
- Các bảo đảm an ninh, quốc phòng, môi trường,…
II.MÔ HÌNH THỂ CHẾ
Thiết lập thể chế chính sách là việc của Nhà nước Trung ương, có phân cấp cho địa phương, tăng cường kiểm soát theo pháp luật.
1. Nguyên tắc
Các chính sách của mỗi quốc gia bảo đảm yêu cầu.
-Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thỏa thuận, quốc gia, khu vực.
- Bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, cùng có lợi.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng mắc.
- Tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của nhân dân.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm ăn, đi lại.
- Phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyễn tắc đối xứng.
Mỗi quốc gia có chung đường biên giới trên bộ cần thường xuyên cung cấp thông tin và tìm các khả năng điều chỉnh, hoàn thiện, hợp tác theo mô hình sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VÀ ĐỀ XUẤT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
Nội dung các bên cùng quan tâm
Nước A
Nước B
Kiến nghị, đề xuất
1.Khảo sát thực tế nguồn lực trong khu vực quy ước:
- Điều kiện tự nhiên;
- Xã hội, dân tộc, văn hóa, tập quán;
- Các ưu thế;
- Những hạn chế...
Kiến nghị thực hiện các vấn đề đã tuyên bố trong các văn kiện ký kết, bổ sung mới.
Điều chỉnh của mỗi nước và đề xuất vấn đề mới các bên cùng quan tâm.
2.Cơ chế chính sách chung
- Đường lối, chủ trương, chính sách;
- Hệ thống pháp lý;
- Các hiệp định, thỏa thuận có liên quan;
- Mô hình thể chế tại khu vực cửa khẩu
3. Các chính sách cụ thể
- Xuất nhập khẩu, các biểu thuế và thủ tục hải quan
- Xuất nhập cảnh người, phương tiện
- Đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu vực
- Các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự
- Biện pháp bảo vệ môi trường
…
4. Các văn kiện thỏa thuận dự kiến và phân cấp hợp tác
5. Các dự án đầu tư hỗn hợp và danh sách
các đối tác trực tiếp tham gia
2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích
Các khu kinh tế cửa khẩu thuộc khu vực hành chính đến cấp cơ sở (thôn, tổ dân phố) được Chính quyền Trung ương phân cấp quản lý theo hướng khuyến khích phát triển hơn các vùng khác nhưng không phải khu hành chính riêng như các đặc khu kinh tế vì vậy khu kinh tế cửa khẩu là vùng giao thoa chính sách (Xem hình sau)
Chú thích:
1.Chính sách quốc gia
2.Quy định của địa phương
3.Chính sách của nước bạn
4. Chính sách hỗ trợ khu kinh tế cửa khẩu
5.Thể chế kinh tế cửa khẩu
Thể chế kinh tế cửa khẩu cần rõ ràng và công khai, chính sách khuyến khích có thể trùng lặp nhưng không được triệt tiêu và không mâu thuẫn. Nổi bật là nguồn thu của khu kinh tế cửa khẩu được để lại thỏa đáng nhằm tái đầu tư, hoặc giảm thu ngân sách cho doanh nghiệp và dân cư tại đây. Đến một giai đoạn phát triển cao hơn khi các doanh nghiệp và dân chúng tăng khả năng đầu tư vào hạ tầng, sẽ điều tiết lại để tăng nguồn thu cho ngân sách Trung ương.
Nguồn thu để lại có thể ưu tiên vào các dự án thuộc chương trình quốc gia ở khu vực này ví dụ như chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục, chống tội phạm,…ở địa phương có khu kinh tế cửa khẩu nhằm thay đổi nhanh bộ mặt kinh tế xã hội.
3. Một cửa áp dụng cho các hình thức phân cấp quản lý
Vấn đề thủ tục hành chính luôn là mối lo của mọi người vào ra khu kinh tế cửa khẩu, xuất nhập cảnh;doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mở đại lý, thuê kho bãi,…
Thực chất, các khoản thu ngân sách là từ doanh nghiệp và dân cư. Do vậy, các dịch vụ vào ra cần thuận lợi. Tại một khu hành chính các cơ quan liên ngành thống nhất thủ tục và thực hiện tại khu hay văn phòng đại diện đặt tại các trung tâm trong nội địa có mối quan hệ thường xuyên với khu. Các đơn vị làm dịch vụ cần công khai công việc và mức thu lệ phí.
Các khu kinh tế cửa khẩu có nhiều hình thức và phân cấp quản lý khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc một cửa cho các hoạt động đầu tư và thương mại.
3.1.Cửa khẩu quốc tế độc lập, hình thành theo Điều ước quốc tế mà chính phủ nước sở tại phê chuẩn giao cho ngành hải quan quản lý có quy chế riêng.
3.2.Khu thương mại tự do, khu kinh tế xuyên biên không có dân cư, hàng hóa vào được miễn thuế, việc chuyển đổi hàng hóa như thay đổi nhãn hiệu, bao bì, lắp ráp, trong khu… không chịu sự giám sát của hải quan và khi tái xuất hoặc nhập khẩu phải lập sổ sách chịu sự giám sát của hải quan, phải nộp thuế.
3.3.Khu kinh tế cửa khẩu cấp tỉnh trong đó có khu thương mại tự do như trên, có dân cư và có đặc quyền riêng về đầu tư và thương mại, ở vùng thuận lợi có sân bay, bến cảng có thể hình thành đặc khu kinh tế với vùng lãnh thổ rộng, thiết chế hành chính riêng.
***
Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường mỗi quốc gia mở rộng và thân thiện trước hết thông qua các khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền, các thiếu hụt được bù đắp,dư thừa được xan xẻ, thế mạnh được nhân lên theo hướng phân công lao động trên lợi thế so sánh; đồng thời tạo cơ hội giao lưu văn hóa; gắn kết hòa bình bền vững. Có thể nói các khu kinh tế này là những “mắt xích” quan trọng của các nền kinh tế.
Nguồn: Khuyến khích đầu tư thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam, Nxb.Thống kê, năm 2000- Encouraging Trade and Investment to frontier entrance economic zones in Viet Nam; bổ sung năm 2009.
TS.Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Công Thương
Kỳ sau : Xây dựng dự án phát triển khu kinh tế cửa khẩu.