Do đó, cần sơ cứu người bị ngạt khí do hoả hoạn ngay khi nhận ra những triệu chứng nhẹ nhất dưới đây.
Triệu chứng ngạt khí do hoả hoạn
Khi xảy ra hỏa hoạn, nạn nhân trong vụ cháy có nguy cơ cao bị ngạt khí. Các loại khí độc sinh ra trong đám cháy như cacbon monoxit (CO), hydro cyanua (HCN) làm nạn nhân bị ngạt, hít phải lượng lớn có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong chứ không phải chết do bỏng lửa. Khi hít phải khói, con người sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến thở nhanh, gấp, lâu dần yếu đi. Cùng đó, một lượng lớn ôxít cacbon sinh ra từ những vật liệu cháy xâm nhập và tạo áp lực lớn trong đường hô hấp, gây bỏng đường hô hấp. Nặng hơn, ngạt khói có thể gây co giật, bất tỉnh.
Các triệu chứng tổn thương đầu tiên khi ai đó bị ngạt khí CO là: chảy nước mắt, viêm kết mạc, ho, khạc ra đờm có than, khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da, lông, tóc… Nếu ngạt khí CO nhẹ, nạn nhân thường có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu. Ngạt khí CO ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu. Trong trường hợp bị ngạt khí CO nặng, nạn nhân sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong…
Ngạt khí CO2 nguy hiểm hơn ở chỗ, khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn. Do đó, người bị nạn không hề có phản ứng tự vệ, cơ thể không nhận được tín hiệu nguy hiểm để kịp thời thoát khỏi nơi có khí độc. Đến khi cơ thể bị sốc do thiếu oxy, toàn thân có cảm giác ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.
Khi bị ngạt khí CO2 nặng, nạn nhân sẽ có những biểu hiện như: đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Người khác có thể quan sát thấy nạn nhân bị ngất, khó thở, thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần hoặc có những động tác bất thường. Nếu không sơ cứu người bị ngạt khí kịp thời, bạn nhân sẽ không tránh được những tổn thương nghiêm trọng.
Những tổn thương nghiêm trọng khi ngạt khí do hoả hoạn
Các khí độc khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đẩy khí oxy ra khỏi máu, khiến oxy không được đưa tới các tế bào và tế bào sẽ chết. Ngoài ra, khí CO và CO2tác động trực tiếp lên hệ hô hấp khiến cơ tim giảm co bóp, tác động lên não làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm huyết áp. Những nạn nhân bị ngạt khí nặng, khi được cứu sống thường để lại di chứng thần kinh, như: bệnh parkinson, rối loạn tri giác và rối loạn nhân cách…
Những trường hợp ngạt khí quá nặng thì hầu hết đều rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt vì công tác sơ cứu người bị ngạt khí không được tiến hành sớm và kịp thời.
Cách sơ cứu nạn nhân bị ngạt khí do hoả hoạn
Khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng. Do đó, cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Người bị nạn phải cố gắng không hít khói. Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.
Nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị (nếu có). Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người hoặc di chuyển bằng cách bò xuống sát dưới nền đất vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất có thể.Trong trường hợp bạn không thể thoát khỏi nơi xảy ra hỏa hoạn, hãy tự cứu mình khi đám cháy đã làm phát sinh ra khí CO, CO2 bằng cách chọn vị trí đứng thoáng khí nhất. Nếu không có lối thông để không khí bên ngoài tràn vào, hãy đập vỡ cửa sổ để giảm nồng độ khí độc và giúp cơ thể không bị thiếu khí.
Khi phát hiện nạn nhân bị ngạt khí, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra xa khỏi vùng khí, khói độc đến chỗ thông thoáng để bệnh nhân được hít thở oxy nhằm tống xuất khí, hơi độc ra ngoài. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng. Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản