Từ báo cáo môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, hội nhập năm 2010 – tiến đến “Các chỉ số quốc gia”

Năm 2010, các tổ chức trong nước đã công bố 3 báo cáo quan trọng: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế địa phương; Báo cáo thường niên doanh nghiệp với sắc màu lạc qu

1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Đây là báo cáo thường niên được thực hiện từ năm 2006, có tất cả 10 chỉ số thành phần trong tính PCI: (1) Chính sách phát triển kinh tế tư nhân; (2) Tính minh bạch (3) Đào tạo lao động; (4) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo; (5) Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước; (6) Thiết chế pháp lý; (7) Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; (8) Chi phí không chính thức; (9) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (10) Chi phí gia nhập thị trường. 




Báo cáo của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam: Năm 2010, Đà Nẵng, Lào Cai và Đồng Tháp - 3 tỉnh có chỉ số tốt nhất được 7.300 doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát lựa chọn. Thành phố Đà Nẵng dẫn đầu trong ba năm liền với 69,77 điểm; Lào Cai thứ hai đạt 67,95 và Đồng Tháp là 67,22. Bình Dương xếp thứ 5 sau 3 năm (2005- 2007) dẫn đầu. Hai đầu tàu kinh tế lớn tụt hạng: Hà Nội xếp thứ 43, tụt 10 bậc so với năm 2009; thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 23 tụt đến 7 bậc. Môi trường kinh doanh là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, việc công bố chỉ số cho thấy nỗ lực của mỗi địa phương, ngoài ưu thế tự nhiên, thành tựu đạt được còn phải phấn đấu thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện hạ tầng kinh tế, cải thiện tích cực những vấn đề xã hội. 


2. Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương năm 2010 

Kết quả tổng hợp điểm năng lực HNKTQT cấp địa phương năm 2010 - nguồn Báo Công thương

Đây là kết quả dự án nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (Bộ Công Thương) với sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (AusAID), Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (BWTO).

Dự án đưa ra 8 nhóm tiêu chí gọi là 8 trụ cột, bao gồm: (1) Thể chế, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Văn hóa, (4) Đặc điểm tự nhiên địa phương, (5) Con người, (6) Thương mại, (7) Đầu tư, (8) Du lịch.

Thông cáo báo chí của Dự án cho biết: “Theo kết quả báo cáo đưa ra, nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế kém bao gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang. Các chuyên gia khuyến nghị phương pháp tiếp cận mới để báo cáo được hoàn chỉnh vào năm sau. 

3. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2010
Báo cáo thường niên doanh nghiệp theo chủ đề, năm trước chủ đề “Nâng cao năng lực đổi mới doanh nghiệp”. Năm 2010, với chủ đề “Một số xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp”.

Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố ngày 28/3/2011. Báo cáo nhận định, cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm 2010, tiến 10 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 78/183 nước) và đứng thứ tư trong số 10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, có đến nửa số doanh nghiệp trong 500.000 doanh nghiệp không hoạt động thường xuyên, 12 tập đoàn kinh tế lớn chưa thể hiện vai trò đầu tàu, nợ của một số doanh nghiệp nhà nước tăng gấp 2-3 lần so với vốn của chủ sở hữu. 

Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2009

Việc duy trì các báo cáo là cần thiết để “cân đong, đo đếm” các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá, so sánh các phương pháp điều tra, cách tính toán cho điểm có thể tiến tới xây dựng bộ tiêu chí “Các chỉ số quốc gia” để bảo đảm sự thống nhất về tiêu chí giữa các báo cáo. Thực hiện báo cáo tổng hợp này, cơ quan được giao nhiệm vụ cần có tài trợ hợp pháp để đấu thầu tìm một đơn vị độc lập xây dựng bộ tiêu chí, sau đó đấu thầu tiếp để chọn tổ chức thực hiện các cấu phần báo cáo với sự giám sát tích cực sẽ có kết quả tốt hơn, tránh được sự trùng lặp và khác biệt quá lớn về một tiêu chí có nội dung giống nhau./.