Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Toronto và Bệnh viện Nhi thành phố Toronto (Canada) đã phát hiện ra rằng trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm càng dành nhiều thời gian chơi các thiết bị điện tử cầm tay, càng đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng chậm nói.
Sau khi thu thập lượng thời gian sử dụng các thiết bị cầm tay tính bằng phút mỗi ngày của gần 900 trẻ nhỏ, các nhà khoa học phát hiện nếu mỗi ngày trẻ dành tới 30 phút để chơi các thiết bị điện tử, chúng sẽ phải đối mặt với nguy cơ chậm nói tới 49%.
Tiến sỹ Catherine Briken cho rằng kết quả đã phản ánh thực trạng hiện nay là hầu hết trẻ nhỏ đều thích chơi các thiết bị điện tử cầm tay. Ông cho biết trẻ em nên học cách giao tiếp những câu đơn giản trong độ tuổi từ 2-3 tuổi, song những em dành hầu hết thời gian để chơi các thiết bị cầm tay được chứng minh là đang gặp vấn đề với kỹ năng giao tiếp trong độ tuổi này.
Tiến sỹ Briken khẳng định đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa thời gian sử dụng các thiết bị cầm tay với nguy cơ mắc chứng chậm nói ở trẻ. Ông cũng khuyến cáo phải tiến hành nghiên cứu thêm để tìm ra các phương pháp giúp các bậc phụ huynh và các bác sỹ xử lý hiệu quả vấn đề này./.
Cảnh báo nguy cơ trẻ chậm nói do sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay
TCCT
Theo kết quả nghiên cứu mới vừa được công bố tại Hội nghị thường niên các Hiệp hội nhi khoa diễn ra ở San Francisco (Mỹ) ngày 5/5, trẻ nhỏ dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay