Nội dung sáng kiến
Chế tạo Robot vận chuyển nhu yếu phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Robot dùng để chuyển đồ vào cho bệnh nhân tại khu điều trị hoặc khu cách ly, khi quay trở về robot sẽ được phun khử khuẩn toàn bộ trước khi thực hiện lần vận chuyển nhu yếu phẩm tiếp theo.
Các vật dụng được vận chuyển từ trong khu điều trị, khu cách ly ra ngoài cũng được robot hệ thống phun khử khuẩn nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm ra bên ngoài. Trên thân robot được trang bị đèn báo, bộ tín hiệu bằng âm thanh giúp các bệnh nhân nhận biết khi robot vận chuyển nhu yếu phẩm, đồ ăn đến nơi.
Hiệu quả của sáng kiến
Robot có giá thành giảm so với nhập ngoại, do tự thiết kế và lắp ráp nên sản phẩm đã đảm bảo được tính thực tiễn, phù hợp công việc.
Việc đưa vào sử dụng robot tự động để vận chuyển nhu yếu phẩm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc gần giữa người với người trong khu điều trị trong bệnh viện dã chiến và các khu cách ly tập trung, góp phần giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên y tế và những người phục vụ.
Robot sẽ có vai trò tiếp phẩm phục vụ cho các bệnh nhân trong thời gian cách ly điều trị nhằm ngăn ngừa, giảm lây lan, cũng như đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế trong công tác phòng chống dịch.
Kết quả của giải pháp có khả năng tự động hóa và tính bảo mật cao hơn so với giải pháp truyền thống trước đây.
Giá trị làm lợi đối với sáng kiến
Kết quả của giải pháp sẽ góp phần nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội giảm thiếu lây nhiễm chéo trong phòng, chống dịch Covid-19.
Có khả năng thay thế con người làm việc trong môi trường khắc nghiệt, độc hại.
Khả năng áp dụng
Để robot hoạt động hiệu quả, nhóm tác giả đã trang bị 2 động cơ công suất lớn 250W, chạy nguồn điện một chiều 12V (có thể chạy 4 ngày liên tục mới phải nạp thêm).
Đặc biệt, robot được sử dụng bộ điều khiển từ xa công nghiệp, điểu khiển trong khoảng cách từ 150-200m, robot có thể rẽ trái, rẽ phải và quay góc 360° tạo sự linh hoạt. Tốc độ di chuyển được nhóm tác giả nghiên cứu phù hợp với mọi địa hình.
Trong đào tạo: Áp dụng vào quá trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tại Trường Đại học Sao Đỏ.
Trong thực tiễn, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Công đoàn Công Thương Việt Nam, nhóm tác giả của Trường Đại học Sao Đỏ đã chế tạo, lắp ráp và vận hành được 03 robot:
+ Chuyển giao 01 robot và công nghệ cho bệnh viện dã chiến số 1 (Trung tâm y tế Thành phố Chí Linh, Hải Dương);
+ Chuyển giao 01 robot và công nghệ cho bệnh viện dã chiến số 2 (Bệnh viên Đại học Y tế Hải Dương)
+ Chuyển giao 01 robot và công nghệ cho khu cách ly tập trung tại huyện Kim Thành, Hải Dương