Sáng ngày 28/8/2018, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các mô hình cung ứng hàng hóa thiết yếu Việt Nam tại Khu chế xuất, Khu công nghiệp và bàn về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước”.
Hội nghị nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến các mô hình cung ứng hàng hóa thiết yếu Việt Nam tại Khu chế xuất, Khu công nghiệp, đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng cung ứng hàng hóa cho đối tượng công nhân, người lao động có thu nhập thấp thông qua hình thức kết nối các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam với Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có đông công nhân, người lao động.
Đồng thời, định hướng các doanh nghiệp cung ứng hàng Việt tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tổ chức các điểm bán hàng Việt Nam lưu động và cố định cho công nhân, người lao động tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho công nhân, người lao động được tiếp cận hàng hóa sản xuất trong nước với chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả cạnh tranh…
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong thời gian vừa qua, Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, công đoàn đã có nhiều chính sách cụ thể, thiết thực đối với những người công nhân, đặc biệt là những người đang làm việc, lao động tại các Khu công nghiệp và Khu chế xuất. Những chính sách lớn đó được cụ thể hoá thông qua các văn bản, được ban hành và tổ chức, triển khai ở mọi cấp, ngành và địa phương.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị“Đặc biệt, ngành Công Thương đã đi đầu trong các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại để đưa hàng Việt Nam có chất lượng, giá cả hợp lý, bảo đảm các tiêu chí an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng cho người lao động bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo. Thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia, đến nay các địa phương trên toàn quốc đã tổ chức được hơn 3.000 đợt bán hàng về nông thôn, khu công nghiệp và khu chế xuất”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt NamVề phía Công đoàn, để tích cực tham gia cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam khẳng định: "Công đoàn Công Thương đã chủ động tuyên truyền và triển khai tới người lao động trong Ngành Công Thương; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức các gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng Việt; tổ chức nhiều toạ đàm, diễn đàn về cung ứng hàng hoá Việt Nam tới người lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, gắn với quyền lợi, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp".
Đóng góp vào chuỗi cung ứng hàng hoá Việt Nam tới công nhân, người lao động ngành Công Thương, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết, Vụ đã phổi hợp tổ chức các chuyến đưa hàng Việt Nam về nông thôn, miền núi, vùng sâu,vùng xa và khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Chương trình Bình ổn thị trường. Đồng thời, tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vữngvới tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công ThươngTrong khuôn khổ triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đến nay đã xây dựng được 104 điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Trong đó, nhiều điểm bán được thiết lập tại khu vực có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, hàng hoá chủ yếu phục vụ cho công nhân và người lao động.
Chủ tịch công đoàn, đoàn viên công đoàn trải nghiệm dùng thử sản phẩm bên lề Hội nghịĐồng thời, hướng tới Chương trình phúc lợi Công đoàn viên do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Nhiều doanh nghiệp của ngành Công Thương như Petrolimex, SaiGon Co.op, Hapro, PV Oil, Vinatex, Nguyễn Kim, Nutri Food, VinaFood đã tham gia ký kết với Tổng liên đoàn, phục vụ công đoàn viên, công nhân và người lao động trên toàn quốc cam kết cung ứng hàng hoá thiết yếu Việt Nam với tỷ lệ chiết khấu ưu đãi.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Công Thương nhận thấy việc triển khai các phiên chợ hàng Việt, chuyến hàng lưu động và điểm bán hàng Việt Nam bền vững, phục vụ người lao động làm việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp đạt hiệu quả cao khi lực lượng công nhân đang lao động tại đây rất đông đảo, số lượng lên đến khoảng 4 triệu người trên tổng số 20 triệu công nhân lao động trên cả nước.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác xúc tiến, cung ứng hàng hoá Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Công Thương phát triển sản xuất hàng Việt Nam và mở rộng hệ thống phân phối tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng tại Hội nghị, lễ ký kết Biên bản ghi nhớ "Hợp tác xúc tiến cung ứng hàng Việt Nam phục vụ công nhân, công đoàn viên, người lao động năm 2018" cũng đã diễn ra. Các bên đã tiến hành ký kết biên bản bao gồm: Công đoàn Công Thương Việt Nam, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương và các đơn vị cung ứng hàng Việt Nam tham gia Hội nghị.
Các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến
Một số hình ảnh các gian hàng được giới thiệu tại Hội nghị: