Theo ông Yu Yongding sự mất giá của đồng NDT sẽ chỉ là tạm thời vì thặng dư tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Trung Quốc hiện ở mức rất lớn, đạt khoảng 125 tỷ USD. Dự trự ngoại hối của Trung Quốc trong quý I/2014 cũng đã tăng mạnh 769 tỷ NDT (125 tỷ USD); trong khi đó, tỷ giá hối đoái giữa đồng NDT với đồng USD đã giảm 3%.
Tuy nhiên, ông Yu Yongding nhận định việc đồng NDT mất giá đã giúp Trung Quốc giảm tổn thất từ việc đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá vốn đã tăng cao từ năm 2013 sau khi đồng NDT được quốc tế hóa. Theo đó, sự mất giá của đồng NDT gia tăng rủi ro và chi phí trong việc đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá, giảm bớt dòng tiền nóng đổ vào thị trường Trung Quốc và ổn định tình hình tài chính.
Bên cạnh đó, việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2013 cũng đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi thị trường Trung Quốc và khiến đồng NDT sụt giá. Ông Yu Yongding cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không nên từ bỏ sự can thiệp lên thị trường, ngay cả khi thị trường ngoại hối của nước này được tự do hóa hoàn toàn.
Bên cạnh đó, ngân hàng HSBC cho biết, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)
của Trung Quốc trong tháng 4/2014 chỉ đạt 48,1 điểm, đánh dấu tháng thứ ba liên
tiếp chỉ số này ở dưới mức 50 điểm. Qua đó phản ánh hoạt động sản xuất tại
Trung Quốc vẫn đang tiếp tục giảm xuống với mức độ chậm; chỉ số PMI tháng
4/2014 đã tăng nhẹ so với mức 48,0 điểm trong tháng 3/2014.