Dịch vụ MNP đã được nhiều nước trên thế giới triển khai và khi áp dụng
sẽ tạo ra cạnh tranh được đánh giá là rất khốc liệt trên thị trường viễn
thông di động. Nói một cách khác, áp dụng MNP, đòi hỏi các nhà mạng sẽ
phải cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng, nếu không
thuê bao sẽ chuyển sang dùng nhà mạng khác mà vẫn được giữ nguyên số
thuê bao của mình. Cũng từ kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng chính
sách chuyển mạng giữ số thì ước có khoảng 8% khách hàng dùng di động
MNP, trong đó có khoảng 6% thường xuyên “nhảy” từ mạng này sang mạng
khác. Song, có một thực tế, việc áp dụng MNP giúp các nhà mạng cạnh
tranh nhiều hơn, kích thích thị trường phát triển, đặc biệt là đòi hỏi
các nhà mạng phải đưa ra các gói cước sáng tạo.
Kế hoạch triển khai dịch vụ MNP tại Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà
nước công bố, ban đầu xác định mốc thời điểm áp dụng vào ngày
31-12-2017. Tháng 11-2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành
Thông tư 35/2017, quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt
đất giữ nguyên số, có hiệu lực từ ngày 8-1-2018. Theo quy định của Thông
tư 35, để có thể triển khai được dịch vụ MNP, các doanh nghiệp viễn
thông di động sẽ cùng phối hợp để hoàn tất các thủ tục: Xây dựng quy
trình nghiệp vụ chuyển mạng, thỏa thuận cung cấp dịch vụ chuyển mạng;
bảo đảm đường truyền dẫn kết nối tới trung tâm chuyển mạng để thực hiện
chuyển mạng; ký hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp...
Đáng chú ý,
trước đó từ tháng 9-2017, đại diện cả ba nhà mạng lớn Viettel, MobiFone,
VNPT-VinaPhone đều cho biết đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật phục vụ cho
việc MNP. Cụ thể, cả ba nhà mạng này đều đã thử nghiệm thành công kết
nối chuyển mạng đến các thuê bao của nhà mạng khác. Đồng thời, các nhà
mạng kể trên cũng cho biết sự chuẩn bị sẵn sàng trong khâu bán hàng,
nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng... và chờ thực hiện
theo quy định.
Về kỹ thuật, việc áp dụng dịch vụ MNP phụ thuộc vào kết quả của các nhà
mạng sau khi đã hoàn tất thử nghiệm kỹ thuật, kết nối với nhau. Tuy
nhiên, đã qua thời điểm Thông tư 35 có hiệu lực (ngày 8-1-2018), nhưng
đến nay việc triển khai dịch vụ MNP vẫn chưa thể thực hiện. Vậy, đâu là
nguyên nhân?
Theo Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), cơ quan quản
lý chưa thể ấn định thời điểm áp dụng là vì chưa hoàn thiện chính sách
kinh tế áp dụng giữa các nhà mạng với nhau và với khách hàng. Cục Viễn
thông đang làm việc với các nhà mạng để hoàn tất việc xây dựng chính
sách kinh tế áp dụng MNP. Được biết, trước thời điểm áp dụng MNP, cơ
quan quản lý nhà nước sẽ họp báo, công bố trên các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm giúp cho khách hàng nắm rõ chính sách khi MNP.
Để triển khai MNP, không chỉ sẵn sàng các phương án kỹ thuật của nhà
mạng, mà còn rất cần các nghiệp vụ đi theo. Trong đó, việc xây dựng
chính sách kinh tế cũng cần phải có thời gian và thống nhất giữa các nhà
mạng trong nước, cả với đối tác nước ngoài trong vấn đề về tính tỷ lệ
phân chia cước quốc tế chiều về, chiều đi… Và đó chính là vấn đề đòi hỏi
các nhà mạng phải tính toán kỹ và hoàn tất nghiệp vụ đi kèm.
Dịch vụ MNP là chính sách rất quan trọng để giúp các nhà mạng tăng cường
chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Dù MNP đã được
nhiều nước áp dụng, đã được cơ quan quản lý nhà nước đề cập cách đây
nhiều năm, đã được các doanh nghiệp sẵn sàng về kỹ thuật, nhưng đến nay
vẫn chưa xác định thời điểm áp dụng. Phải chăng như vậy là quá chậm?
Chuyển mạng giữ số: Tiến độ triển khai quá chậm?
TCCT
Dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP) đã được cơ quan quản lý nhà nước công bố và các nhà mạng thử nghiệm kỹ thuật để triển khai cho các thuê bao di động cả nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này kế hoạch chuy