Công nghệ mới mở ra cơ hội mới

Những năm qua, các doanh nghiệp thuộc Vinachem đã chủ động đổi mới công nghệ nhằm nắm bắt cơ hội, giải quyết thách thức do CMCN 4.0 đặt ra.

Hướng tới Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ của Tập đoàn giai đoạn 2015-2020, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn ứng dụng công nghệ từ đơn vị mình.

Ông Lê Văn Năm - Tổng Giám đốc, Công ty CP Pin Ắc quy miền Nam: Từng bước nâng cấp các ứng dụng công nghệ số

anh nam
Ông Lê Văn Năm - Tổng Giám đốc, Công ty CP Pin Ắc quy miền Nam

Hiện nay, tại Công ty Pinaco kỹ thuật số đã hiện diện gần như toàn bộ các công đoạn trong sản xuất, kể cả trong quản trị nhưng ở mức vừa phải: sensor, PLC, HMI, điều khiển PID, SCR, IGBT...

Trong ứng dụng công nghệ mới, Công ty cũng gặp những khó khăn, trở ngại.

Đầu tư các hệ thống điều khiển tập trung (SCADA), hệ thống về quản trị nguồn lực ERP đòi hỏi có đủ nguồn lực về tài chính và nhân lực. Thời gian qua, Công ty đã đầu tư hệ thống ERP, nhưng nhiên hiện đã lỗi thời và chưa có điều kiện cập nhật mới.

Nhằm vượt qua những khó khăn nói trên, trước mắt Công ty trang bị bộ phận giao tiếp bằng internet để các nhà chế tạo máy có thể truy cập vào hệ thống điều khiển của một số thiết bị quan trọng; tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ kỹ thuật; từng bước đầu tư nâng cấp các ứng dụng công nghệ số.

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, Tổng giám đốc - Công ty CP Cao su Đà Nẵng: Đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất kỹ thuật.

anh nhat

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, Tổng giám đốc - Công ty CP Cao su Đà Nẵng

Từ năm 2016 đến nay, Công ty CP Cao su Đà Nẵng liên tục đổi mới công nghệ. Có thể kể một số ví dụ điển hình: Năm 2016, nghiên cứu, thiết kế đơn pha chế mặt lốp mới lốp Radial toàn thép với độ chịu mài mòn cao; Năm 2017, nghiên cứu công nghệ lưu hóa lốp ô tô xe tải radial toàn thép với hơi nóng áp lực cao để nâng cao chất lượng lốp và giảm thời gian lưu hóa lốp; Năm 2018 nghiên cứu sản xuất lốp ô tô OTR, qui cách 14.00-25/62L (E4); Năm 2019, nghiên cứu và sản xuất lốp xe máy không săm Dplus; Năm 2020, thay đổi công nghệ ép đùn mặt lốp xe máy…

Để có được những kết quả đáng khích lệ này, Công ty thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện Công ty có Phòng Villas882 với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác thí nghiệm và kiểm tra chất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

Ông Bùi Công Thản - Phó Tổng giám đốc, Công ty CP Bột giặt Lix: Làm chủ công nghệ sản xuất.

ong than

Ông Bùi Công Thản - Phó Tổng giám đốc, Công ty CP Bột giặt Lix

Thông qua các đối tác, Lix đã tiếp cận được với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ sản xuất bột giặt đồng bộ; từ  đó đưa ra các giải pháp đầu tư nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

Công nghệ sản xuất Bột giặt có 3 công đoạn: Nhận nguyên vật liệu; Công đoạn phun sấy; Công đoạn đóng gói.

Ở công đoạn đầu tiên, các nguyên liệu lỏng được bơm chuyển tự động từ các bồn chứa lớn vào khu vực sản xuất. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư các bồn chứa 100m3, 200m3 để chứa từ 2 tới 3 nguyên liệu rắn chính và bơm chuyển tự động vào khu vực sản xuất.

Ở Công đoạn phun sấy, Từ năm 2013, Lix đã đầu tư đồng bộ hóa toàn bộ cụm thiết bị đến từ các nước G7.

Trong công đoạn đóng gói, Lix tự động hóa 100% trạm đóng gói. Tuy nhiên, ở các trạm kế tiếp như: vào thùng, dán thùng và xếp pallet vẫn làm thủ công. Trong thời gian tới Lix sẽ tiếp tục tự động hóa các trạm này.

Ông Văn Khắc Minh, Phó Tổng giám đốc - Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Thu hồi nước thải rửa lọc nhằm tái sử dụng vào sản xuất.

ong minh

Ông Văn Khắc Minh, Phó Tổng giám đốc - Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

 

Một trong số các đề tài tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao là giải pháp thu hồi nước thải rửa lọc nhằm tái sử dụng vào sản xuất, đảm bảo không có nước thải xả ra ngoài môi trường.

Trong đó, nhóm tác giả thiết kế xây dựng 1 bể chứa nước rửa lọc; lắp đặt hệ thống bơm, van, đường ống để bơm thu hồi nước tự động về hệ thống bể lắng sơ bộ sẵn có tại Xí nghiệp Cấp thoát nước. Nước được tuần hoàn cung cấp bổ sung cho nguồn nước nguyên liệu của hệ thống lọc nước, còn phù sa lắng định kỳ thu hồi làm phụ gia sản xuất phân bón NPK.

- Hiệu quả kinh tế:      

Giá trị làm lợi của sáng kiến mỗi năm là 211.722.028  đồng.

- Hiệu quả về xã hội, môi trường:

+ Tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.

+ Không xả nước thải ra môi trường.

 

Trần Bản (thực hiện)