Công ty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền là công ty con của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (mã: SAB), hiện nay Sabeco đang sở hữu 90% vốn điều lệ của Bia Sài Gòn Sông Tiền. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối bia, rượu.
Công ty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền (SST) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2022, ghi nhận doanh thu công ty đạt 4.508 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 115 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ. Cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều có sự hồi phục sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
EPS của SST cũng tăng lên 27.913 đồng/cp, trong khi năm 2021 EPS là 12.054 đồng/cp. Các năm trước đó, EPS của công ty cũng lọt top cao trên thị trường. Năm 2019, EPS của công ty đạt 34.937 đồng/cp.
Công ty CPTM Bia Sài Gòn Sông Tiền là công ty con của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (mã: SAB), hiện nay Sabeco đang sở hữu 90% vốn điều lệ của Bia Sài Gòn Sông Tiền. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối bia, rượu.
Năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu 5.180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 22% so với thực hiện năm 2022.
Bên cạnh EPS cao, Bia Sài Gòn Sông Tiền còn được biết đến như 1 doanh nghiệp thường xuyên có mức chi cổ tức bằng tiền mặt cao.
Trong năm 2022, công ty đã chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 128,44% (tức 1 cổ phiếu nhận được 12.844 đồng). Với 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp bia sẽ chi ra hơn 51 tỷ đồng để trả sổ cổ tức trên. Mức chia cổ tức này thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 326,6%. Do năm 2021, kinh doanh khó khăn hơn dự kiến, Bia Sài Gòn Sông Tiền chỉ đem về 55 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng 40% kế hoạch.
Công ty dự kiến chia cổ tức cho năm 2022 với tỷ lệ 278% và kế hoạch cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 338,4%.
Trên bảng cân đối kế toán, năm 2022, tổng tài sản của công ty giảm 81 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm còn 310 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn hơn 200 tỷ đồng.
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của công ty giảm 50% còn 142 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn với gần 140 tỷ đồng. Công ty không sử dụng nợ vay.