Đầu tư nông sản phái sinh
Phái sinh là sản phẩm hình thành trên một cơ sở nào đó. Phái sinh hàng hóa là một công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một loại tài sản cơ sở (hàng hóa cơ sở - ví dụ cà phê, cao su…) và hợp đồng chuẩn mực hàng hóa được niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài.
Đầu tư nông sản phái sinh chính là giao dịch các loại hàng hóa như ngô, cà phê, lúa mì, đậu tương thông qua thị trường hàng hóa phái sinh. Điển hình như khi nhà đầu tư quyết định mua một hợp đồng hàng hóa ngô trên sàn giao dịch thì khi giá ngô tăng nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ đó.
Ưu điểm đầu tư nông sản phái sinh
Đầu tư nông sản phái sinh giúp cân bằng trạng thái hàng thật và hàng giao dịch trên sàn nhằm phòng ngừa biến động giá.
Ví dụ: Nông dân thu hoạch cà phê nhưng chưa muốn bán vì chưa được giá nên sẽ đem đến đại lý ký gửi và ứng 70% giá hàng thật, đồng thời chịu lãi suất vay và những thỏa thuận này đôi khi chỉ bằng miệng mà không có hợp đồng pháp lý rõ ràng. Đại lý địa phương đôi khi có nguồn lực hạn chế nên phải tiếp tục tiếp tục ký gửi số cà phê đó cho doanh nghiệp lớn hơn và lại ứng tiền, chịu chi phí vay lãi để xoay vòng vốn.
Theo quy luật này đến khi người nông dân cần tiền thì đến chốt bán cà phê với đại lý và đại lý chốt với doanh nghiệp theo mức giá trên thị trường niêm yết lúc đó.
Mô hình này có khuyết điểm là đại lý phải chịu chi phí lưu kho, phí công nhân, trông coi, phí mất mát hao hụt, phải có chi phí tài chính lớn, còn người nông dân phải chọn được nơi uy tín để ký gửi... Chưa kể nếu đại lý bể nợ thì nông dân sẽ rơi vào tình thế dở khóc dở cười. Trong khi đó, đầu tư nông sản phái sinh sẽ giúp phòng trừ rủi ro hàng thật, không mất chi phí kho bãi…
Một ví dụ khác, nhà đầu tư ký hợp đồng bán trước 100 tấn cà phê với giá 30.000 VNĐ và giao hàng trong 6 tháng tới. Nếu thị trường lúc đó đang giá giảm thì nhà đầu tư có thể đi thu mua dần và đợi đến ngày giao hàng để thu lời nhưng nếu giá cà phê đang cao thì nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ. Lúc này thị trường phái sinh hàng hóa sẽ giúp cân bằng lãi lỗ, không lo biến động giá. Nếu nhà đầu tư lỗ ngoài hàng thật thì có thể bù lợi bằng lời trên sàn hàng hóa. Nhà đầu tư - đại lý cũng chủ động được nguồn tài chính.
Mặt khác, đây là thị trường mua bán 2 chiều, giúp nhà đầu tư có thể kiếm tiền dù thị trường hàng hóa lên hay xuống. Khách hàng sẽ có lợi nhuận từ 5-10% nếu biên độ biến động thấp và 1-2% nếu biên độ biến động cao. Theo đó, khi giá hàng hóa lên thì nhà đầu tư mua lên và chốt lời, khi giá hàng hóa xuống thì nhà đầu tư có thể mượn tạm hàng hóa bán trước, khi giá xuống thấp thì mua vào và bán lại. Khác với chứng khoán cơ sở giao dịch 1 chiều, nhà đầu tư mua xong phải chờ giá lên cao mới bán được và phải chịu phí qua đêm mỗi ngày.
Các hoạt động giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua phần mềm giao dịch CQG trên điện thoại, máy tính và app Gia Cát Lợi. Đồng thời website công ty luôn cập nhật biểu đồ cho khách theo dõi, cũng như tin tức thị trường cho từng loại hợp đồng sẽ được cập nhật thường xuyên theo giá bản tin hàng hóa mỗi ngày.
Ngoài ra, giao dịch hàng hóa phái sinh vô cùng minh bạch so với chứng khoán phái sinh vì hàng hóa phái sinh là thị trường giao dịch tỷ đô, có rất nhiều nhà đầu tư tham gia, vì vậy tính minh bạch cao, không nhà đầu tư nào dám điều khiển thị trường, giá hàng hóa được dự báo theo tình trạng thời tiết, thiên tai nên rất rõ ràng. Chứng khoán dễ bị bom giá do các nhà đầu tư có thể điều khiển thị trường bằng những tin giả.
Đầu tư nông sản phái sinh có cơ chế đòn bẩy ký quỹ 01/10 giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn là bỏ tiền mua sản phẩm vì không mất phí qua đêm. hưởng lợi từ chênh lệch giá hàng hóa.
Ví dụ như khách hàng ký quỹ 100 triệu để mở tài khoản, thì có thể giao dịch đặt lệnh hàng hóa đến 1 tỷ mà không tốn phí qua đêm. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư vay bên ngoài để mua sản phẩm chờ bán thì sẽ phải chịu lãi suất rất cao.
Giao dịch thông thường: Vốn 100 triệu, mua được hàng hóa trị giá 100 triệu
Giao dịch phái sinh hàng hóa: 100 triệu, đặt lệnh lên đến 1 tỷ
Ngoài ra, đầu tư nông sản còn giúp người nông dân định trước giá bán sản phẩm để đảm bảo đầu ra, xác định lợi nhuận.
Ví dụ thời điểm giá cà phê lên cao như 45.000 VNĐ thì người nông dân bỏ tiền lên sàn bán cho 3 năm sản xuất thì trong 3 năm đó người nông dân ko còn lo lắng về sự biến động giá cả sản phẩm cà phê và tập trung vào sản xuất sao cho năng suất cao nhất.
Nếu tại thời điểm đó, giá bán của sản phẩm đi xuống người nông dân chưa muốn bán sản phẩm của mình thì người nông dân có 10 tấn cà phê và họ bán được 340 triệu với giá 34 triệu/tấn. Sau đó người nông dân lên sàn giao dịch dùng 100 triệu để mua lại 10 tấn cà phê với giá 34 triệu/tấn và 220 triệu còn lại người nông dân gửi ngân hàng với lãi 0.5% thì 1 tháng thì sẽ được 1,1 triệu tiền lãi.
Số tiền này so với vay lại doanh nghiệp 220 triệu lãi 2,2 triệu/ tháng người nông dân lãi 3,3 triệu/ tháng so với cách làm truyển thống mà không phải chịu bất cứ rủi ro gì.
Đầu tư nông sản phái sinh cũng là công cụ giúp các doanh nghiệp mua bán hàng hóa, có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng một lệnh bán tương ứng trên sàn để yên tâm mua bán, trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh hưởng từ giá thị trường. Từ đó giúp bình ổn giá và giảm được rủi ro không mong muốn.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: Doanh nghiệp nhận ký gửi của nông dân 1000 tấn cà phê thay vì phải chịu nhiều chi phí như kho bãi, bảo quản, trông coi, hang giảm chất lượng hao hụt… làm giảm bớt lợi nhuận và tăng thêm rủi ro cho doanh nghiêp.
Để có giải pháp hiệu quả thì doanh nghiêp đem bán 1000 tấn cà phê lấy về 34 tỷ, dùng 10 tỷ lên sàn mua lại 1000 tấn cà phê đã bán để bảo hiểm giá, 24 tỷ còn lại cho người nông dân vay với lãi suất khoảng 1,1% mỗi tháng doanh nghiệp có lãi 262 triệu/tháng.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: Doanh nghiệp nhập khẩu thép mua 10.000 tấn thép với giá 20 triệu 1 tấn thì giá trị lô hàng là 200 tỷ, giả sử nếu giá thép giảm 10% thì doanh nghiệp lỗ mất 20 tỷ, thay vì đó doanh nghiệp lấy 20 tỷ lên sàn bán đối ứng 10.000 tấn thép, như vậy nếu giá thép giảm 10% thì doanh nghiệp có lời 20 tỷ, nếu giá lên 10% thì trên sàn lỗ 20 tỷ và hàng thật lời 20 tỷ doanh nghiệp lấy lợi nhuận tiếp tục dùng vào để bảo hiểm giá. Doanh nghiệp chỉ thực hiện mua bán chênh lệch giá mua giá 20 bán lại cho người tiêu dùng giá 25 và hưởng khoản chênh lệch kinh doanh và ko chịu bất kỳ 1 rủi ro nào về giá. Hoặc doanh nghiêp thấy giá thép đang rẻ bắt đầu đi lên có thể chốt giá mua trên sàn và có thể nhập khẩu sau để gia tăng lợi nhuận.
Gia Cát Lợi - người đồng hành uy tín
Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi tự hào là thành viên kinh doanh hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Được Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam cấp phép hoạt động và làm việc trực tiếp với Sở giao dịch Hàng hóa liên thông với các Sở giao dịch Hàng hóa lớn trên Thế Giới như: CBOT, NYMEX, COMEX, ICE, TOCOM,...
Với ưu tiên hàng đầu là quản trị rủi ro và an toàn cho nguồn vốn của nhà đầu tư. Gia Cát Lợi có đội ngũ nhân sự tận tâm và bộ phận phân tích kỹ thuật thị trường giàu kinh nghiệm. Luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ Nhà đầu tư thu về lợi nhuận tốt nhất.
Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi
Website: https://giacatloi.vn/
Hotline: 1900.565.614 - 0915283333
Đăng ký tư vấn: https://giacatloi.vn/thong-tin-tu-van-bao-dau-tu/
Trụ sở chính: Lầu 3, Tòa nhà Long Việt, 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM