Là đơn vị chuyên sản xuất tấm lợp Amiăng - xi măng AC dạng sóng theo công nghệ của Pháp với công suất 3.800.000 tấm sản phẩm/năm, sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ rộng khắp các vùng nông thôn và miền núi, đặc biệt là tiêu thụ trong các chương trình 135 của các tỉnh miền núi phía Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang... nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng cho bà con nông dân nghèo và những người có thu nhập thấp.
Thiết bị chính đang sử dụng tại Xí nghiệp là các máy nghiền phụ gia xi măng (nghiền bi theo chu trình hở, đập hàm) và dây chuyền xeo tấm ướt tạo sóng thủ công theo công nghệ cũ rất lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhân công lao động, phát sinh lượng lớn bụi và chất thải ra môi trường. Điều này đặt Xí nghiệp trước những yêu cầu đổi thay lớn về công nghệ. Mặt khác, Xí nghiệp cũng nằm trong diện quy định của Chính phủ về việc phải không ngừng đầu tư chiều sâu, hoàn thiện công nghệ đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và y tế đối với các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng trắng. Vì vậy, Xí nghiệp đã từng bước triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường làm việc cho công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất và hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sản xuất không tránh khỏi nhiều bụi khi các hỗn hợp nguyên liệu được nghiền và xử lý. Đặc biệt là khu xưởng nghiền xi măng (nghiền hở) và phối nạp liệu cho sản xuất tấm lợp. Bên cạnh đó, do công suất hệ thống tháp lắng không đáp ứng được thực tế đã dẫn tới thất thoát không ít nguồn nguyên liệu. Vì vậy, vấn đề tận thu, tái chế lại bụi nguyên liệu là rất cần thiết. Do đó, Xí nghiệp Tấm lợp đã tiến hành triển khai chương trình sản xuất sạch hơn với 18 giải pháp quản lý nội vi, 3 giải pháp kiểm soát quá trình, 1 giải pháp tuần hoàn tái sử dụng nước. Đặc biệt là giải pháp "Nâng cấp hệ thống nghiền xi măng" đã mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường bởi hiện tại, Xí nghiệp đang sử dụng hệ thống nghiền bi hở, công nghệ nghiền này đã trở nên quá lạc hậu, tiêu tốn điện năng lớn, hiệu quả nghiền thấp, chất lượng xi măng thành phẩm không đồng đều, đặc biệt do đặc tính công nghệ phát sinh nhiều bụi gây thất thoát vật liệu và ô nhiễm môi trường lao động. Bên cạnh đó, phân xưởng sử dụng nguồn điện 0,4 kV từ hệ thống đường dây đã quá cũ, nhiều mối nối, với khoảng cách đến trạm biến thế quá xa (>800m) gây kém an toàn và tổn hao đường dây lớn (15%). Xí nghiệp quyết định đầu tư hệ thống điện và hệ thống nghiền xi măng theo công nghệ nghiền kín, lắp đặt máy nghiền bi công suất 4T/h cùng với thiết bị phân ly khí động tạo thành một vòng khép kín. Kết quả, chỉ có 0,05% bụi ban đầu ra được bên ngoài, với nồng độ bụi là 0,5g/m3 khí. Đầu tư hệ thống cấp điện mới bao gồm trạm biến áp 400KVA kèm với đường dây dẫn và trạm điện mới. Tổng vốn đầu tư của giải pháp này gần 5 tỷ đồng, lợi ích mang lại dự kiến mỗi năm la 739 triệu đồng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn triển khai thêm một số giải pháp như đầu tư nâng cấp liệu bán tự đông; bổ sung thu hồi nước thải...
Có thể nói, sau khi áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, 4 vấn đề trước đây Xí nghiệp Tấm lợp coi là nan giải như bụi, nước, điện và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu đều cải thiện đáng kể. Cụ thể là bụi giảm, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của người lao động; giảm lượng tiêu thụ nước từ 3.300 - 5.000 m3/tháng; giảm định mức tiêu thụ điện, trung bình giảm 186 kWh/ngày; tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu do hạn chế rơi vãi, thất thoát trong từng công đoạn sản xuất. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất sạch hơn, các dự án đầu tư cải tạo công nghệ và thiết bị như: dự án lắp mới hệ thống lọc bụi khu vực nghiền Clinker của Nhà máy xi măng Núi Voi; cải tạo 2 hệ thống nghiền sàng của Mỏ đá Núi Voi đã phát huy hiệu quả trong tăng sản lượng, chất lượng, giảm khói bụi trong sản xuất.
Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn ở Xí nghiệp Tấm lợp -Công ty CP Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên
TCCT
Xí nghiệp Tấm lợp (Công ty CP Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên) bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1996, có mặt bằng sản xuất tương đối rộng với diện tích gần 16.000 m2, gồm hai phân xưởng chính là Phân xưở