Theo đó, mục tiêu của việc xử
lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với
lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động
của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ
xấu hiện nay, kiểm soát có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng để góp phần thực hiện thành
công mục tiêu của "Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" được ban
hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tạo
nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vốn và dịch vụ ngân hàng cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Hoạt động xử lý nợ xấu phải được thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ
thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế; bảo
đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên khác có liên quan. Trước hết, tổ chức
tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn
thất trong việc xử lý nợ xấu; xử lý nợ xấu phải bảo đảm công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị
trường và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu...
Bên cạnh đó, Quyết định số 843/QĐ-TTg cũng đã đặt ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
mục tiêu đặt ra, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể đối với một số cơ quan như Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương... Theo đó, Bộ Công Thương có nhiệm vụ chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp xúc tiến
thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; tổ chức, quản lý và phát triển có hiệu quả thị trường tiêu thụ hàng
hóa trong nước; triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng sản xuất trong nước
trên thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp liên kết tiêu thụ
sản phẩm sản xuất trong nước; đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nước ngoài, ký kết
các hiệp định thương mại với các đối tác. Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường, bổ sung kịp thời
các đề án có hiệu quả, xây dựng phương án hỗ trợ bổ sung, trong đó tập trung mở rộng thị trường có
tiềm năng, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Đồng thời, các Bộ, ngành (Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...) chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, địa phương và hiệp hội ngành nghề phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và hàng
tồn kho của các ngành, lĩnh vực, địa phương để xây dựng, triển khai các chương trình, giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho và hỗ trợ tín dụng phù hợp thông qua
các chương trình như cho vay nông nghiệp, nông thôn, chương trình cho vay hỗ trợ chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản...; tích cực triển khai các chương trình liên kết đầu tư, sản xuất - tín dụng ngân
hàng - tiêu thụ, tiêu dùng để đưa vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả
của nền kinh tế, kích thích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xuất khẩu, giải phóng hàng tồn kho và
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng”
TCCT
Ngày 31 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “thành lập công ty quản lý tài sản của các