15 sự kiện được Ban tổ chức đề cử lần này là những công việc, hoạt động do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch có tính chất tiêu biểu, điển hình, mang ý nghĩa giá trị và tầm vóc quốc gia, có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của đất nước, ngành Văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống xã hội.Thông qua việc bình chọn
và công bố các sự kiện tiêu biểu nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá các
hoạt động của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong nước và quốc tế. Đồng
thời thúc đẩy sự phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các nhà báo
chuyên trách theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình của các
báo tham dự sẽ bình chọn 10 sự kiện trong số đó bằng hình thức tích phiếu bình
chọn kín. Ngoài ra, các nhà báo cũng có thể đề xuất sự kiện mình cho là tiêu
biểu mà không xuất hiện trong danh sách đề xuất, giới thiệu của Ban tổ chức.
Hai sự kiện được đông đảo nhà báo
lựa chọn là chủ trương “mở cửa” Nhà hát Lớn Hà Nội, công diễn thường xuyên các
chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu chất lượng cao; Bộ Chính trị họp và
nhất trí ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Ban Tổ chức thông báo các sự kiện được đề xuất bình chọn
Danh sách 15 sự kiện được đề cử bao gồm:
1. UNESCO ghi danh Di sản Thực hành Tín
ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại.
2. Di sản Thơ văn trên kiến trúc Cung đình
Huế và Mộc bản Trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) được chương trình Ký ức thế giới
khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi danh là Di sản tư liệu thế giới.
3. Chủ trương “mở cửa” Nhà hát Lớn Hà Nội,
công diễn thường xuyên các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu chất
lượng cao.
4. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ IV
đột phá về số lượng phim và khách quốc tế tham dự, trong đó có nhiều phim từng
đoạt giải Oscar, Cannes.
5. Lần đầu tiên Hollywood quay bộ phim “bom
tấn” Kong: Skull Island tại 3 địa danh là các di sản thế giới tại Việt Nam.
6. Bộ Chính trị họp và nhất trí ban hành Nghị
quyết về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
7. Lần đầu tiên Du lịch Việt Nam đón 10 triêu
lượt khách quốc tế trong một năm. Tổng thu từ du lịch đạt 400.000 tỷ đồng, về
đích trước 4 năm so với mục tiêu đề ra tại Chiến lược Phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
8. Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch
tại TP Hội An, được dư luận coi là cú đột phá thúc đẩy du lịch Việt Nam phát
triển.
9. Quyết định thu hồi hạng sao của 36 khách
sạn từ 3 - 5 sao trong chiến dịch “Thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam”.
10. Việt Nam hợp tác với CNN xây dựng chuyên
trang quảng bá điểm đến Việt Nam: “DESTINATION: VIETNAM”.
11. Lần đầu tiên Thể thao Việt Nam đoạt 1
HCV, 1 HCB, thiết lập kỷ lục tại Olympics Rio De Janeiro, Brazin 2016 nhờ thành
tích thi đấu của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.
12. Lần đầu tiên Thể thao Việt Nam đoạt 1
HCV, phá kỷ lục Paralympics, phá kỷ lục thế giới ở mức tạ 183kg, do vận động
viên Lê Văn Công mang lại.
13. Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Thể
thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 tại Đà Nẵng.
14. Đội tuyển bóng đá U19 Quốc gia giành vé
tham dự vòng chung kết FIFA U20 World Cup.
15. Lần đầu tiên bơi Việt Nam đoạt HCV Giải
vô địch bơi Châu Á, do công của vận động viện Nguyễn Thị Ánh Viên.
Kết quả bình chọn thông qua phiếu bầu của
phóng viên sẽ được Ban tổ chức tổng hợp gửi các cơ quan chức năng có thầm quyền
thẩm định. Sau khi có kết quả bình chọn chính thức, Ban tổ chức sẽ công bố và
tuyên truyền, quảng bá cho 10 sự kiện tiêu biểu này.