Đến Sài Gòn, thưởng thức quà rong của những "ông Tây" sành tiếng Việt

Những ông Tây vui tính, đến từ nhiều quốc gia cùng chọn làm cái nghề “trái tay” - bán quà rong ở Sài Gòn.

“Ông già Noel” Paul Warnock

Lang thang ở khu vực Tân Bình, tôi tìm đến quầy bánh cuộn Hy Lạp Oya Gryos đang gây “sốt” những năm gần đây. Hình ảnh “ông già Noel” Paul Warnock đến từ Iceland to con miệt mài nhào bột làm bánh không còn xa lạ với cư dân nơi đây. Vốn là kĩ sư thiết kế nhưng trong một lần công tác ở Campuchia, Paul trót phải lòng và kết duyên với cô gái người Việt mang tên Dung. Họ cùng nhau về Việt Nam, sinh sống và làm việc gần Thảo Cầm Viên, Quận 1.

Câu chuyện tìm món bánh mì “độc nhất vô nhị” cũng từ đó được ấp ủ suốt 1 năm
Câu chuyện tìm món bánh mì “độc nhất vô nhị” cũng từ đó được ấp ủ suốt 1 năm

 

“Buôn bán chỉ là nghề tay trái thôi, bán cho vui, cũng muốn thử điều gì mới. Mấy món ăn nhanh chế biến sẵn, thực ra nó không tốt cho sức khỏe bằng chế biến tươi. Mình thì thích bánh mì nên mới nảy ra cái tiệm này đó chứ!” - Paul Warnock.

Lấy ý tưởng từ món bánh Hy Lạp “gyros” gồm bánh mì cuộn nhân thịt cừu và khoai tây bên trong kết hợp với tortilla của Mexico, Paul không ngần ngại thử nhiều đợt bánh. Cuối cùng, Oya Gyros ra đời với vỏ bánh mỏng 1mm cuộn đầy ắp thịt (heo, bò, gà) hòa quyện cùng khoai tây và salad. Ngoài ra, anh còn tự sáng tạo, chế biến pizza, pasta, hamburger để kinh doanh. Mặc dù là món nhà hàng nhưng lại mang phong cách đường phố gần gũi, giá cả phải chăng. Đặc biệt lại có “ông già Noel” thân thiện phục vụ, tiệm lại có thêm nhiều khách hàng mọi lứa tuổi, đủ màu da ghé thăm.

Chiếc bánh với vỏ mỏng 1mm cuộn đầy ắp thịt (heo, bò, gà) hòa quyện cùng khoai tây và salad
Chiếc bánh với vỏ mỏng 1mm cuộn đầy ắp thịt (heo, bò, gà) hòa quyện cùng khoai tây và salad

 

Anh “cà phê xanh” Demailly Vincent

Ở một góc nhỏ khác của Sài Gòn, nơi leng keng những tiếng chuông mời gọi. Lạ một cái, không phải là bánh chưng, bánh giò hay cà rem, kem chuối, mà là cà phê hạt nguyên chất. Mấy năm nay, người dân trên đường Xuân Thủy, Quận 2 đã quen với tiếng chuông trong trẻo cùng lời mời gọi bập bẹ tiếng Việt của anh chàng người Pháp trên chiếc xe đạp cà phê.

Demailly Vincent vốn là chuyên viên thiết kế giày thể thao, thường sang Việt Nam công tác 1 năm 3 lần. Dần dà, anh càng yêu Sài Gòn và chọn mảnh đất này làm nơi gắn bó lâu dài với ước mơ tạo nên một chuỗi cà phê sạch
Demailly Vincent vốn là chuyên viên thiết kế giày thể thao, thường sang Việt Nam công tác 1 năm 3 lần. Dần dà, anh càng yêu Sài Gòn và chọn mảnh đất này làm nơi gắn bó lâu dài với ước mơ tạo nên một chuỗi cà phê sạch

 

Sau nhiều tháng ngày tìm kiếm, anh đã kết hợp thành công vị cà phê Đông – Tây giữa Robusta và Arabica để người nước ngoài không quá khó uống cà phê Việt, người Việt lại có thể thưởng thức cà phê kiểu Tây. Anh tiếp tục hành trình, tìm nguồn cung ứng cà phê tận Cầu Đất (Đà Lạt), nhập sữa tươi từ Đức và “tậu” cho mình một chiếc máy ép cà phê bằng tay của Pháp. Từ chiếc xe đạp cũ, anh thiết kế và tự làm nên xe cà phê cực “độc”, vừa có thể đưa cà phê đến mọi nơi, lại không làm ô nhiễm môi trường.

Coffee Spin ra đời, rong ruổi từ Thảo Điền, Quận 2 sang Nguyễn Trãi, Quận 1 mang ước mơ cà phê khắp hẻm, xóm Sài Gòn
Coffee Spin ra đời, rong ruổi từ Thảo Điền, Quận 2 sang Nguyễn Trãi, Quận 1 mang ước mơ cà phê khắp hẻm, xóm Sài Gòn

 

Sài Gòn không chỉ có “ông già Noel” ở Oya Gyros, Quận Tân Bình, anh “cà phê xanh” với xe Coffe Spin, Quận 2, mà còn có “bố già” Tom bán crêpe tại À la Crepe Francaise, Quận 5. Hay một loạt các quán xúc xích đường phố như “Vua xúc xích” Klaus Rutt người Đức với chiếc ôtô Leon King, Quận Bình Thạnh; Cliford Alexander Van Toor người Hà Lan cùng lò nướng xúc xích, Quận 8; Tony Dieter người Đức bán xúc xích 50cm (Quận 4)… Có thế mới thấy rằng, Sài Gòn luôn mở rộng lòng mình chào đón những người khách lạ, rồi từ lạ biến thành quen và dần dà khiến người ta cứ muốn ở đây, ở đây mãi…

 

Thế Đạt