Theo đó, người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện. Việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện định kỳ 01 lần/năm và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện.
Cũng theo quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, ngoài các hành vi bị cấm theo quy định hiện hành như: Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố điện; lắp đặt ăng ten thu phát sóng, dây phơi, giàn giáo, biển quảng cáo tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp... các hành vi đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác; đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn; đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hưu hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện và để cây đổ vào đường điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây... cũng sẽ bị nghiêm cấm từ ngày 15 tháng 04 năm 2014.
Bên cạnh đó, cũng từ ngày 15 tháng 04 năm 2014, nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không nhưng nằm giữa 02 đường dây dẫn điện trên không điện áp từ 500 kV trở lên, có cường độ điện lớn hơn 05 kV/m và 01 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài và trong nhà cách mặt đất 01 m hoặc khoảng cách theo phương nằm ngang giữa 02 dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của 02 đường dây dẫn điện nhỏ hơn hoặc bằng 60 m sẽ được xem xét bồi thường, hỗ trợ và di dời.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2014.
Chi tiết văn bản xem tại đây