Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Thông tư 19 áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia
Theo Thông tư, từ ngày 10/5/2024, định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia được quy định như sau:
Định mức hao hụt đối với gạo bảo quản kín (bổ sung khí nitơ, áp suất thấp)
- Thời gian bảo quản dưới 12 tháng: 0,050 %;
- Thời gian bảo quản từ 12 đến 18 tháng: 0,058 %;
- Thời gian bảo quản trên 18 tháng: 0,066 %.
Định mức hao hụt đối với gạo bảo quản đổ rời và thóc đóng bao trong điều kiện áp suất thấp
- Từ 01 tháng đến 03 tháng: 0,3 %;
- Từ > 03 tháng đến 06 tháng: 0,5 %;
- Từ > 06 tháng đến 09 tháng: 0,7 %;
- Từ > 09 tháng đến 12 tháng: 0,9 %;
- Từ > 12 tháng đến 18 tháng: 1,1 %;
- Từ > 18 tháng đến 24 tháng: 1,3 %;
- Từ > 24 tháng đến 30 tháng: 1,4 %;
- Trên 30 tháng: cộng thêm/tháng - 0,015 %.
Định mức hao hụt đối với thóc bảo quản đổ rời và thóc đóng bao bảo quản kín bổ sung khí nitơ duy trì nồng độ ≥ 98% như sau:
- Từ 01 tháng đến 03 tháng: 0,3%;
- Từ > 03 tháng đến 06 tháng: 0,5%;
- Từ > 06 tháng đến 09 tháng: 0,6%;
- Từ > 09 tháng đến 12 tháng: 0,7%;
- Từ > 12 tháng đến 18 tháng: 0,8%;
- Từ > 18 tháng đến 24 tháng: 0,9%;
- Từ > 24 tháng đến 30 tháng: 1,0%;
- Trên 30 tháng: cộng thêm/tháng: 0,015%.
Hiệu lực thi hành
- Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2024.
- Đối với thóc nhập kho dự trữ quốc gia từ năm 2021 bảo quản đổ rời và đóng bao kín bổ sung khí nitơ duy trì nồng độ ≥ 98% được áp dụng định mức hao hụt tại khoản 4, Điều 2 Thông tư này.
- Các khoản 2, 3, 4 Điều 2 tại Thông tư số 161/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý sẽ hết hiệu lực thi hành khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Quy định về bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước
Tại Điều 15 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có quy định về bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước:
1. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
2. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa giảm quá thấp bất hợp lý, không phù hợp với giá thóc định hướng quy định tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cụ thể để điều tiết thị trường, góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.
4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo quy định tại Điều này và được bù đắp các chi phí phát sinh theo quyết định, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.