Dư địa không nhỏ cho da giày, túi xách Việt
Nhiều năm gần đây dệt may, da giày luôn đứng top đầu trong nhóm ngành xuất khẩu hàng hóa chủ lực của cả nước với tổng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức hàng chục tỷ USD mỗi năm. Riêng Lefaso hiện đang có trên 500 thành viên thuộc các lĩnh vực như da giày, túi cặp nguyên, phụ liệu da thuộc, máy móc, thiết bị… Tuy nhiên con số các doanh nghiệp da giày, túi xách tham gia thị trường nội địa lại đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê, mỗi năm thị trường trong nước tiêu thụ trên 180 triệu đôi giày dép nhưng hầu hết các sản phẩm này có nguồn gốc từ nước ngoài, hàng sản xuất nội địa chỉ chiếm một lượng rất nhỏ.
Lý giải về thực tế này bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cho biết doanh nghiệp ngành này thời gian qua chỉ tập trung vào xuất khẩu mà chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa là vì gặp phải quá nhiều khó khăn nhất là về mặt nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất thiết kế, sáng tạo, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm (hiện nay phần lớn đều phải nhập khẩu). Cụ thể, làm xuất khẩu doanh nghiệp sản xuất ở quy mô lớn vì thế sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí, còn khi tham gia vào thị trường nôi địa các doanh nghiệp chỉ có thể làm nhỏ lẻ, quay vòng vốn nhanh và linh hoạt… bên cạnh đó tình trạng hàng giả, hàng nhái, mất an toàn thiếu sự kiếm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng cũng gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp (sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính và các doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ thuế đóng bảo hiểm cho người lao động…) Bà Xuân cho biết gần đây Chương trình “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” kênh truyền thông hiệu quả nâng cao uy tín, thương hiệu Việt tại nội địa đã tạo ra được nhiều hiệu ứng tích cực, với sự quan tâm lớn từ chính phủ nhiều doanh nghiệp da giày đang quan tâm có chiến lược “định vị” tại thị trường trong nước.
Nhận định về tiềm năng phát triển da giày Việt, chuyên gia tư vấn thời trang đến từ Italy, ông Solustri Jordanp cho rằng với lưc lượng đông đảo người tiêu dùng trẻ, chịu khó cập nhật, nắm bắt nhanh với các xu thế (thời trang), Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho ngành này phát triển.
Theo ông Solustri Jordanp, doanh nghiệp da giày muốn thành công thì phải xây dựng cho mình được thương hiệu thông qua uy tín chất lượng và sự ổn định, yếu tố thời trang không phải là tất cả mà doanh nghiệp phải nhay nhậy trong việc nắm bắt thông tin, theo kịp với xu thế, luôn có sự đổi mới (liên tục sáng tạo nhiều sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng). Ông Solustri Jordanp cho biết, hiện người tiêu dùng giày da thế giới có xu hướng không chỉ quan tâm sản đến mẫu mã, chất lượng hay cách sản phẩm làm ra như thế nào mà là sản phẩm đang kể ra câu chuyện gì; xu thế thương mại điện tử đang dần thay thế phương thức bán hàng truyền thống.
Tập trung sử dụng nguyên, phụ liệu trong nước tăng tỷ lệ nội địa hóa
Tham dự hội nghị, bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng tăng cường hoạt động kết nối sẽ đem lại hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp da giày, túi xách từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Bộ Công Thương thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường trong nước gắn với việc thực hiện CVĐ, đặc biệt là các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, quảng bá cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt.
Bà Lê Việt Nga: "các doanh nghiệp da giày nên tập trung tăng cường sử dụng nguyên, phụ liệu trong nước sản xuất, để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó nâng cao lợi thế không chỉ tại trong nước mà cả xuất khẩu".Với 25 năm khai thác thành công thị trường trong nước, ông Nguyễn Trí Kiên - Giám đốc Công ty TNHH May Minh Tiến (Miti) cho biết: Phát triển thị trường nội địa khó hơn rất nhiều so với xuất khẩu do phải thực hiện tốt, lâu dài các chính sách chăm sóc khách hàng, bảo đảm hình ảnh, thương hiệu và quản lý chuỗi sản xuất phân phối một cách nhịp nhành. Theo ông Kiên những năm gần đây, xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội có thương hiệu của người tiêu dùng trong nước là điều kiện chín muồi cho các doanh nghiệp da giầy quay về phát triển thị trường nội địa.
Ông Kiên cho rằng các
đơn vị đã làm xuất khẩu da giày có lợi thế về kinh nghiêm, nhân lực, công nghệ hiện đại,
trong bối cảnh, xu thế dùng hàng nội
địa, thương hiệu Việt lên ngôi tạo sự lan toả và cộng hưởng tới tâm lý hành vi của người
tiêu dùng. Tuy nhiên theo ông để thành công tại “sân nhà” theo kịp
xu hướng thị trường doanh nghiệp da giày cần đầu tư bài bản về công nghệ sản xuất
chú trọng chất lượng và thương hiệu ngay từ đầu, cũng như phải tích cực cập nhật
theo các trào lưu xu thế chung của thế giới (ví dụ như việc đẩy mạnh áp dụng
thương mại điện tử hiện nay).
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân để doanh nghiêp da giày phát triển tại thị trường nội địa Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để minh bạch hóa thị trường, trong đó năng lực của đơn vị chức năng kiểm soát thị trường phải được nâng cao; các doanh nghiệp trong ngành cần được hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng song song với công tác truyền thông về nhận diện, phân biệt hàng thật hàng giả…