Doanh nghiệp tăng trưởng ở hầu hết chỉ tiêu cơ bản

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, cuối năm 2014 so với cuối năm 2011, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tăng 23,6%, số lao động tăng 8,6%; nguồn vốn tăng 48,1%, tài sản cố định và đầu t

Mấy năm qua, mặc dù khá nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, song tính chung, trong 3 năm qua vẫn có thêm 76.500 doanh nghiệp, trong đó khối doanh nghiệp nhà nước tăng tăng gần 74.400 doanh nghiệp, khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trên 2.300 doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu cơ bản

Về cơ cấu, tỷ trọng doanh nghiệp của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản còn rất nhỏ (chưa được 1%); của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ 31,2% còn 30,5%.

Năm 2014, tổng số lao động tại doanh nghiệp tăng trên 933.000 người. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 355.500 người, khu vực doanh nghiệp FDI tăng 837.200 người. Trong khi đó, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước lại giảm 259.800 người.

Tính chung, số lao động bình quân một doanh nghiệp đã giảm từ 33,6 người năm 2011 còn 29,5 người năm 2014. Trong đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ có bình quân 18,2 người.

Về nguồn vốn, quy mô bình quân một doanh nghiệp cũng còn rất nhỏ. Theo loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ quy mô vốn bình quân 30,3 tỷ đồng; còn theo ngành, thì giáo dục - đào tạo chỉ đạt 9,6 tỷ đồng/doanh nghiệp, dịch vụ khác chỉ đạt 6,7 tỷ đồng/doanh nghiệp...

Trong khi đó, tài sản cố định và đầu tư dài hạn bình quân một lao động tăng khá cao, từ 513 triệu đồng/người năm 2011 lên 885 triệu đồng/người năm 2014. Chỉ số này của một số ngành còn ở mức thấp, như doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng chỉ đạt 506 triệu đồng, trong đó công nghiệp chế biến - chế tạo chỉ đạt 319 triệu đồng... Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho năng suất lao động của Việt Nam còn thấp xa so với các nước trong khu vực.

Về tổng doanh thu, tuy mức bình quân có tăng lên, nhưng tỷ lệ doanh thu/vốn còn thấp và có xu hướng giảm (nếu năm 2011 đạt 0,71, thì năm 2014 giảm còn 0,66). Theo loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước tăng từ 0,58 lên 0,7; doanh nghiệp ngoài nhà nước đã bị giảm và thấp hơn tỷ lệ chung (từ 0,75 năm 2011 xuống 0,61 năm 2014). Khu vực doanh nghiệp FDI tuy đạt tỷ lệ cao hơn, nhưng cũng giảm (từ 0,87 năm 2011 còn 0,71 năm 2014).

Từ các thông tin trên, có thể rút ra một số điểm quan trọng dưới đây.

Thứ nhất, trong điều kiện còn nhiều khó khăn trong hoạt động, nhưng doanh nghiệp Việt Nam có sự tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu cơ bản, trong đó có những chỉ tiêu tăng trưởng với tốc độ cao.

Thứ hai, vai trò của doanh nghiệp đã khác trước và ngày càng được khẳng định, trong đó, vai trò của doanh nghiệp tư nhân đã chuyển từ vị trí "quan trọng" thành "động lực phát triển".

Thứ ba, không chỉ phát triển về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch về cơ cấu, phát triển về chất lượng.

Thứ tư, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp là sự phát triển của đội ngũ doanh nhân (hiện có trên 1,3 triệu chủ cơ sở sản xuất - kinh doanh, chiếm 2,5% tổng số lao động đang làm việc - tức là cứ 40 người lao động thì có 1 doanh nhân).

Thứ năm, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã bước đầu làm quen với cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, thị trường chứng khoán, với hạch toán, minh bạch, công khai...

Minh Nhung