Đôi điều cảm nhận về Văn hoá doanh nghiệp EVNCPC

Tôi có 23 năm làm việc tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), trước đó có hơn 10 năm công tác trong quân đội và một số cơ quan dân sự. Được sống và làm việc ở những nơi khác n

Trước hết, nói về cái tình (trong đó bao hàm yếu tố văn hóa) thì EVNCPC và các đơn vị trực thuộc đã thể hiện cái tình rõ nét bằng những việc làm thiết thực, được quy định cụ thể thông qua các quy chế, văn bản đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động đang làm việc; đối với con cái họ đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác; đối với người nghỉ chế độ; tổ chức tốt sinh nhật, khám sức khoẻ định kỳ, chế độ nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe cho CBCNV; xây dựng và thực hiện tốt quỹ tương trợ kinh tế; thăm hỏi CBCNV và người thân của họ lúc ốm đau, tang gia, hiếu hỉ v.v… Tiếp đến là cách ứng xử giữa CBCNV với nhau, ứng xử giữa CBCNV ngành Điện với các cơ quan bên ngoài, với nhân dân. Những ứng xử tốt đẹp đó ngày càng nâng lên khi kế thừa truyền thống tốt đẹp của ngành Điện, của EVNCPC trong suốt 39 năm qua và phát huy lên tầm cao mới trong xu thế hội nhập, khi được các cấp lãnh đạo của EVNCPC luôn luôn chú trọng, quan tâm và dày công xây đắp…

EVNCPC chịu trách nhiệm cung ứng điện trên địa bàn 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có diện tích bằng 1/3 diện tích cả nước, dân số xấp xỉ 15% so với cả nước, có điều kiện làm việc khó nhất trong tất cả các đơn vị thuộc EVN, bởi đây là vùng đất thiên tai rất khắc nghiệt, bão lũ thường gây thiệt hại lớn. Trong bối cảnh đó, CBCNV EVNCPC đã nỗ lực phấn đấu, đáp ứng tốt nhu cầu về điện đối với đời sống và sản xuất với chất lượng ngày càng cao, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. EVNCPC tự hào bởi góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Có được những thành tựu nói trên, trước hết là chất văn hoá của những người làm điện miền Trung: Chấp nhận gian khó, nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Văn hoá của những người làm điện miền Trung được hình thành từ ngày mới thành lập; được vun đắp và phát triển qua nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, nhiều mô hình tổ chức và cơ chế quản lý, tạo sự thân thiện và cảm thông đối với xã hội, với khách hàng dùng điện và các đối tác.Văn hoá giúp EVNCPC phát triển bền vững, là một tài sản lớn được kỳ công xây dựng từ năm này qua năm khác, đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng: Tạo động lực làm việc, xây dựng và phát triển bền vững; Điều phối và kiểm soát hành vi tổ chức và cá nhân; Gắn kết các thành viên. Mục đích xây dựng, phát triển văn hoá EVNCPC có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới ý thức và hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức trong EVNCPC, tạo dựng hình ảnh một Tổng công ty mạnh với bản sắc riêng, đáp ứng các yêu cầu về sản xuất kinh doanh được giao…

Tác phẩm NIỀM TIN, tác giả Lê Hải, giải Nhì sáng tác ảnh cuộc thi NÉT ĐẸP NGƯỜI THỢ ĐIỆN VIỆT NAM.

Ngoài những văn bản quy định chung về văn hoá doanh nghiệp EVNCPC, có đơn vị trực thuộc (như PC Đà Nẵng) nhiều năm trước đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử quy định các chuẩn mực, quy tắc ứng xử của CNVC-LĐ trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ và một số quan hệ xã hội nhằm tạo nếp sống văn minh, văn hoá trong giao tiếp, ứng xử, góp phần xây dựng hình ảnh Người thợ điện PC Đà Nẵng“Trách nhiệm - Sáng tạo - Lịch sự - Nghĩa tình”. Các đơn vị trực thuộc EVNCPC khác có những quy định, chuẩn mực riêng phù hợp đặc thù của mình trong việc xây dựng nét đẹp văn hoá của người làm điện qua trang phục, giao tiếp, ứng xử, hiệu quả công việc. Những bóng dáng màu áo cam ngày càng thân thiện hơn trong mắt người dân bởi họ không quản ngại giữa trời nắng nóng hoặc những ngày đêm bão lụt, chăm lo xây dựng, bảo dưỡng, khắc phục sự cố, đem nguồn điện đến với mọi người, mọi nhà. EVN đã chọn năm 2013 là “Năm Kinh doanh và Dịch vụ khách hàng”, đây cũng là thời điểm để tất cả các Công ty Điện lực toàn ngành cũng như EVNCPC quan tâm thiết thực hơn về bố trí phòng giao dịch khách hàng (vị trí, kiểu mẫu, trang thiết bị…) nhằm phục vụ khách hàng thuận lợi nhất và tốt nhất. Coi trọng việc lựa chọn, đào tạo những người làm công tác giao tiếp với mục tiêu làm vừa lòng khách hàng nhất (từ trang phục, tác phong, cử chỉ, lời nói, cách giải quyết công việc và hiệu quả đem lại). Cũng từ đây, nhân viên phòng giao tiếp khách hàng đẹp dần lên trong mắt người dân. Những việc làm phản cảm của nhân viên thu ngân như nhét giấy báo nộp tiền điện qua khe cửa khi chủ nhà đi vắng, gửi giấy “doạ” cắt điện khi khách hàng dùng điện vì lý do nào đó chậm nộp tiền hầu như không còn. Việc thông tin với khách hàng về cắt điện, thu tiền điện qua tin nhắn, email, thẻ ATM… vừa nhanh chóng, tiện lợi, vừa trân trọng khách hàng, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

Nét đẹp của những người làm điện miền Trung được thể hiện qua tin, bài, ảnh không chỉ trên Bản tin, trang tin của EVNCPC, của ngành Điện mà còn trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có sức lan toả lớn lao. Hưởng ứng phát động của Công đoàn Điện lực Việt Nam qua các cuộc thi: “Nét văn hóa người thợ điện”, “ Nét đẹp Người Thợ Điện Việt Nam ”, văn hoá doanh nghiệp EVNCPC càng trở nên sát thực, gần gũi. Nhiều CBCNV EVNCPC nhiệt thành tham dự các cuộc thi này, đã khắc họa sinh động và đa dạng cuộc sống, công việc, văn hoá của người làm điện miền Trung. Qua đó tuyên truyền, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, đưa văn hoá EVNCPC đến với mọi người. Nhiều tác giả đoạt giải cao các cuộc thi nói trên góp phần quan trọng để Công đoàn EVNCPC luôn là tập thể đoạt giải Nhất toàn ngành. Ngoài tin và bài thì ảnh là kênh thông tin không kém phần quan trọng. Một bức ảnh chân thực, ấn tượng sẽ có sức truyền cảm hơn mọi lời nói. Bức ảnh “Niềm tin” của tác giả Lê Hải (Ban Quan hệ cộng đồng) là một ví dụ sinh động. Bức ảnh này phản ánh chân thực hình ảnh CNVC EVNCPC diễu hành bằng xe đạp để tuyên truyền Tiết kiệm điện, vinh dự đoạt giải Nhì, thể loại sáng tác ảnh cuộc thi “Nét đẹp Người Thợ Điện Việt Nam ”. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Hỏa Tiễn, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, thành viên Ban Giám khảo (một người ngoại đạo với ngành Điện) đã có lời nhận xét rất ý nhị: Ngành Điện có chức năng quan trọng là kinh doanh điện (mong muốn bán được nhiều điện, doanh thu cao, lợi nhuận lớn), trong khi chính ngành Điện lại làm rất tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tiết kiệm điện (đồng nghĩa với việc giảm doanh thu và hiệu quả kinh doanh). Điều đó quả thực là mâu thuẫn nhưng toát lên nét đẹp, nét nhân văn của những người làm điện, góp phần “thắp sáng niềm tin”…

Công tác truyền thông góp phần chuyển tải và nhân rộng văn hoá doanh nghiệp đối với những người làm điện miền Trung. Cho ai đó nhiều tiền, chưa chắc họ thích thú bằng được làm việc trong một môi trường thân thiện, văn hoá, mọi người luôn thương yêu, hiểu biết, chia sẻ và quý trọng.

E. Heriot rất chí lý khi nói rằng:“Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hóa”. Văn hóa doanh nghiệp EVNCPC sẽ còn lại, sẽ mãi trường tồn với dòng chảy thời gian.