ĐỒNG NAI, Công tác đào tạo nghề luôn gắn với nhu cầu lao động.

Bộ Công Thương đánh giá, một trong những điểm nổi bật của công tác khuyến công của tỉnh Đồng Nai trong 5 năm qua (2006-2010) là công tác đào tạo nghề luôn gắn với đơn vị thụ hưởng và xuất phát từ nhu

Với tổng kinh phí hỗ trợ 2,278 tỷ đồng, 5 năm qua đã có 3.007 người được đào tạo các ngành nghề chủ yếu là mây tre đan, gỗ, mỹ nghệ, cơ khí, may mặc, dệt thổ cẩm... Ngoài ra, công tác hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩn cũng được tỉnh chú trọng. Tỉnh đã giới thiệu, quảng bá, thông tin, hình ảnh cho 426 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và nhiều sản phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác.

Đến nay, Trung tâm Khuyến công Đồng Nai đã từng bước khẳng định vị thế trong cộng đồng cơ sở, doanh nghiệp, HTX và đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh không ngừng tăng trưởng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động được nâng lên đáng kể. Các hoạt động khuyến công trọng tâm của tỉnh tập trung vào công tác đào tạo, tập huấn; tư vấn, hỗ trợ; tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường; Trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ....

Để nâng cao hiệu quả của công tác khuyến công trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung nội dung chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp tại các huyện công nghiệp còn chậm phát triển nhưng có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 1.000 tỷ đồng; đồng thời, kiến nghị Bộ này điều chỉnh nâng mức hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh yêu cầu Cục Công nghiệp địa phương xây dựng chương trình đào tạo, thống nhất phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nông thôn như: đào tạo cán bộ khuyến công, khởi sự doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, các chương trình mang tính đặc thù công nghiệp nông thôn; đồng thời, hướng dẫn cụ thể tỷ lệ chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tương ứng với tổng vốn đầu tư của dự án./.