Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tăng trong tháng 9 do bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt hàng chủ lực như lúa mì và dầu cọ.
Trong đó, Chỉ số giá ngũ cốc tháng 9 tăng 2,0% so với tháng trước, với giá lúa mì tăng gần 4% và tăng 41% so với một năm trước đó, nguyên nhân là do nguồn cung xuất khẩu bị thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh. Giá gạo thế giới cũng tăng trong tháng 9, trong khi giá ngô nhích nhẹ 0,3% - cao hơn trung bình 38% so với cùng kỳ năm ngoái, do triển vọng mùa vụ toàn cầu cải thiện và vụ thu hoạch ngô ở Mỹ và Ucraina bắt đầu phản ánh tác động của việc gián đoạn cảng biển liên quan đến bão ở Mỹ.
Nhà kinh tế cao cấp của FAO Abdolreza Abbassian cho biết: “Trong số các loại ngũ cốc chính, lúa mì sẽ là trọng tâm trong những tuần tới vì nhu cầu cần được kiểm tra để tránh giá cả tăng nhanh”.
Chỉ số giá dầu thực vật tăng 1,7% trong tháng 9 và tăng khoảng 60% so với tháng 9/2020, khi giá dầu cọ đạt mức cao nhất trong 10 năm do nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ trên toàn cầu và lo ngại về tình trạng thiếu lao động nhập cư ảnh hưởng đến sản xuất ở Malaysia. Giá dầu hạt cải cũng tăng giá rõ rệt, trong khi giá dầu đậu nành và dầu hướng dương giảm.
Chỉ số giá sữa tăng 1,5% so với tháng 8 do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu ổn định và các yếu tố mùa vụ ở châu Âu và châu Đại Dương đã thúc đẩy báo giá quốc tế cho tất cả các sản phẩm sữa, đặc biệt là bơ.
Chỉ số giá đường cao hơn 0,5% so với tháng trước và tăng 53,5% so với một năm trước đó. Giá đường tăng nhờ được củng cố bởi điều kiện thời tiết bất lợi và giá ethanol cao hơn ở Braxin, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Nhu cầu nhập khẩu toàn cầu chậm lại và triển vọng sản xuất tốt ở Ấn Độ và Thái Lan đã hạn chế áp lực tăng giá.
Chỉ số giá thịt của FAO hầu như không thay đổi trong tháng 9 so với tháng trước và tăng 26,3% hàng năm. Báo giá thịt trâu và bò tăng do điều kiện nguồn cung thắt chặt, trong khi giá thịt gia cầm và thịt lợn giảm trong bối cảnh lượng cung toàn cầu dồi dào đối với loại trước đây và nhu cầu thấp hơn đối với loại sau ở Trung Quốc và châu Âu.
Theo Báo cáo Cung cầu và nhu cầu ngũ cốc mới của FAO, sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2021 dự báo đạt 2 788 triệu tấn, tăng 0,7% so với năm ngoái nhưng thấp hơn kỳ vọng của tháng 7.
Sản lượng lúa mì thế giới hiện dự báo giảm 0,7% xuống 769,5 triệu tấn trong năm nay, chủ yếu do tác động tiêu cực của tình trạng hạn hán kéo dài ở Bắc Mỹ cũng như thời tiết bất lợi ở Kazakhstan và Liên bang Nga.
Sản lượng ngũ cốc thô thế giới được dự báo sẽ tăng 1,3% vào năm 2021 lên 1 499 triệu tấn, ngay cả khi sản lượng ở Braxin dự kiến sẽ giảm. Sản lượng gạo thế giới tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 519 triệu tấn, nhờ sản lượng kỷ lục của Việt Nam.
FAO đưa ra dự báo tiêu thụ ngũ cốc trên toàn thế giới trong niên vụ 2021/22 tăng 1,4% so với niên vụ trước lên mức 809 triệu tấn. Nhu cầu tăng nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi cũng như tiêu thụ thực phẩm cao hơn. Dự báo tháng 7 về dự trữ ngũ cốc toàn cầu vào cuối niên vụ năm 2022 được hạ xuống còn 809 triệu tấn, giảm 0,9% so với mức mở cửa.
Dự trữ gạo thế giới đang trên đà đạt mức cao thứ hai trong kỷ lục, trong khi thời tiết khô hạn dự kiến sẽ làm giảm lượng tồn kho lúa mì - với dự trữ cuối kỳ ở Hoa Kỳ đạt mức thấp nhất trong 8 năm và Canada giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm. Nhìn chung, tỷ lệ dự trữ - tiêu thụ trên thế giới đối với ngũ cốc được dự báo là 28,1%, giảm từ mức 29,9% trong niên vụ 2021/22.
FAO dự báo thương mại ngũ cốc trên thế giới sẽ giảm vào niên vụ 2021/22, giảm 1,3% xuống 466 triệu tấn với dự đoán lúa mì và ngũ cốc thô sẽ giảm so với thương mại gạo thế giới đang gia tăng.