Chỉ số giá ngũ cốc giữ ổn định trong tháng 9, do giá lúa mì tăng trong khi giá ngô giảm. Giá gạo thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu chậm và những bất ổn xung quanh các chính sách ở Philippin và Nigeria.
Chỉ số giá dầu thực vật tăng 1,4% lên mức cao nhất trong hơn một năm qua. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ổn định từ Ấn Độ và Trung Quốc đối với nhập khẩu dầu cọ và giá cao hơn đối với dầu hạt cải, do nhu cầu vững từ ngành dầu diesel sinh học của Liên minh châu Âu. Giá dầu đậu nành và hướng dương đều giảm.
Chỉ số giá đường giảm 3,9% so với tháng 8, do kỳ vọng về nguồn dự trữ và xu hướng nguồn cung dồi dào cũng như nhu cầu ở Brazil giảm đối với việc sử dụng mía trong sản xuất ethanol.
Chỉ số giá sữa giảm 0,6% do sữa bột tăng giá không thể được bù đắp bởi giá phô mai và bơ giảm, đặc biệt là ở mức thấp hơn trong phạm vi giá.
Chỉ số giá thịt tăng 0,8% do nhu cầu nhập khẩu vững chắc từ Trung Quốc. Trong khi giá thịt lợn ở Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới, vẫn ở mức cao được ghi nhận vào tháng 8, thì nguồn cung xuất khẩu ở châu Âu đã tăng giá thịt lợn ở thị trường thế giới thấp hơn.
Chỉ số giá thực phẩm FAO, theo dõi sự thay đổi hàng tháng về giá cả các mặt hàng thực phẩm phổ biến trên thị trường quốc tế, đạt trung bình 170 điểm trong tháng 9, hầu như không thay đổi so với tháng 8 và cao hơn 3,3% so với cùng kỳ năm 2018.