Giá dầu thô WTI giảm nhẹ; thị trường vẫn tiếp tục lo ngại về tình hình vận chuyển dầu qua Ai Cập

Dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã giảm nhẹ, tiệm cận mức cao nhất 14 tháng; thị trường vẫn tiếp tục lo ngại tình trạng bất ổn chính trị tại Ai Cập có thể làm giá đoạn việc vận chuyển dầu từ khu vực Trung Đ
Giá dầu thô WTI giao tháng 8 trên sàn giao dịch điện tử tại Sở Giao dịch Thương mại New York (NYMEX), vào lúc 1h59 (giờ London – 19h59 ngày 9/7 giờ Việt Nam), đã giảm 55 cents, xuống còn 102,59 USD/thùng. Tổng khối lượng giao dịch của các hợp đồng tương lai cao hơn 10% so với mức trung bình 100 ngày. Trong ngày hôm qua, giá dầu thô WTI đã giảm 8 cents, đóng cửa tại mức 103,22 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 2/5/2012. Trong tuần trước, giá dầu thô WTI đã tăng được 6,9%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2011.

Giá dầu Brent giao tháng 8 trên sàn giao dịch ICE Futures Europe Exchange tại London đã giảm 16 cents, xuống mức 107,27 USD/thùng. Mức chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu thô WTI hiện dừng ở mức 4,68 USD/thùng. Trong ngày hôm qua, mức chênh lệch này đã được thu hẹp xuống còn 4,29 USD/thùng, mức chênh lệch thấp nhất dựa trên giá đóng cửa kể từ tháng 1/2011.

Theo ông David Lennox, chuyên gia phân tích tại Fat Prophets (Sydney, Australia) nhận định, tình hình bất ổn tại Ai Cấp vẫn tiếp tục khiến thị trường lo ngại. Bên cạnh đó, hầu hết các báo cáo gần đây đều chỉ ra rằng lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ đang giảm xuống cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu thô, nếu tốc độ giảm này vẫn được duy trì thì sẽ cung cấp cho thị trường lý do chính đáng để giữ giá dầu trên mức 100 USD/thùng.

Thị trường hiện vẫn gia tăng lo ngại việc vận chuyển dầu thông qua các tuyến đường thuộc Ai Cập kiểm soát có thể bị gián đoạn. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 2011, mỗi ngày có đến 2,24 triệu thùng dầu từ khu vực Biển Đỏ được chuyển đến Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua kênh đào Suez và đường ống dẫn dầu Suez – Địa Trung Hải. Trong quý I năm nay, lượng dầu thô được khai thác từ khu vực Trung Đông đã chiếm tới 35% tổng sản lượng dầu toàn cầu – theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Trước những biến động bất ổn chính trị tại Ai Cập, một số hãng dầu khí như BP Plc, BG Group Plc, và Eni Spa đã rút các nhân viên không liên quan đến nhiệm vụ quan trọng ra khỏi Ai Cập, trong khi đó hãng dầu khí Shell Plc cũng tạm thời di chuyển chỗ ở cho các công nhân và gia đình họ tại Ai Cập.