Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc
Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ tại tỉnh Bắc Giang. Theo đó, thương lái tại tỉnh Bắc Giang nâng giá thu mua lên thêm một giá so với hôm qua, đạt 63.000 đồng/kg.
Cùng với Bắc Giang, các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình đang ghi nhận giá heo hơi tại mức 63.000 đồng/kg - mức giá cao nhất cả nước hiện nay.
Các địa phương còn lại ghi nhận giá thu mua heo hơi tại mức 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng không có nhiều biến động mới. Trong hôm nay, giá heo hơi tại tỉnh Thanh Hoá tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 63.000 đồng/kg, trở thành địa phương có mức giá thu mua heo hơi cao nhất khu vực.
Ngược lại, thương lái tại tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thu mua heo hơi với giá 58.000 đồng/kg - mức thấp nhất khu vực.
Các địa phương còn lại, giá heo hơi được giao dịch trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại khu vực miền Nam
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng thêm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg sau thời gian đi ngang, dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Cụ thể, thương lái tại hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang đang thu mua heo hơi ở mức 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Ghi nhận mức tăng 2.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại tỉnh Bạc Liêu được thu mua ở mức 60.000 đồng/kg.
Trong khi đó, mức tăng cao nhất khu vực 3.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cần Thơ và đưa giá heo hơi địa phương này lên mức 61.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá được ghi nhận tại Đồng Nai, Long An.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, dao động trong khoảng 59.000 – 60.000 đồng/kg.
Sau giai đoạn thị trường bán tháo do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, giá heo hơi trong nước đã bắt đầu tăng kể từ giữa tháng 3 khi lo ngại dư thừa nguồn cung lắng xuống. Sau hai năm bị thiệt hại nặng nề, nhiều hộ nông dân đã từ bỏ hoạt động tái đàn trong khi các doanh nghiệp chăn nuôi cũng chưa có kế hoạch mở rộng quy mô đàn. Điều này khiến nguồn cung trên thị trường không còn dồi dào như giai đoạn đầu năm nay.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng số đàn trong nước tính đến hết tháng 5 tăng khoảng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp lớn cho biết con số thực tế ước tính thấp hơn nhiều do dịch bệnh cùng giá thấp khiến nhiều nông dân phải “treo chuồng”.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Hàng hóa Việt Nam cho biết, so với các doanh nghiệp chăn nuôi, các hộ nông dân nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tái đàn do nguồn vốn hạn chế. Mặc dù giá heo hơi đã có sự cải thiện trong quý 2, tuy nhiên, nhu cầu chăn nuôi sẽ cần một khoảng thời gian dài để phục hồi. Bên cạnh thiếu hụt nguồn cung, kỳ vọng giá thịt cải thiện trên thị trường thế giới cũng hỗ trợ giá heo hơi của trong nước.