Giá thép hôm nay ngày 17/8/2023 tại miền Bắc
Giá thép hôm nay tại miền Bắc đi ngang so với ngày hôm qua. Cụ thể:
Giá thép Hoà Phát hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 14.040 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.040 đồng/kg.
Giá thép Việt Ý hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.740 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 3.790 đồng/kg.
Giá thép Việt Đức hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.990 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 17/8/2023 tại miền Trung
Giá thép hôm nay tại miền Trung cũng ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể:
Giá thép Hoà Phát hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.890 đồng/kg.
Giá thép Việt Đức hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.240 đồng/kg.
Giá thép Pomina hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.590 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.480 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 17/8/2023 tại miền Nam
Giá thép hôm nay tại miền Nam ổn định so với hôm qua.
Giá thép Hòa Phát hôm nay, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.990 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg.
Giá thép Miền Nam hôm nay, với dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 14.410 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn ở mức 14.620 đồng/kg.
Giá thép Pomina hôm nay, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở 14.480 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 13.700 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.600 đồng/kg.
Theo dõi giá thép hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
EU khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội
Mới đây, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết vừa nhận được thông tin về việc Ủy ban châu Âu (EC) ban hành thông báo khởi xướng hai vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, hàng hóa bị điều tra là thép không gỉ cán phẳng, không gia công quá mức cán nguội, có xuất xứ từ Indonesia, được phân loại theo các mã HS 7219 31 00, 7219 32 10, 7219 32 90, 7219 33 10, 7219 33 90, 7219 34 10, 7219 34 90, 7219 35 10, 7219 35 90, 7219 9 0 20, 7219 90 80, 7220 20 21, 7220 20 29, 7220 20 41, 7220 20 49, 7220 20 81, 7220 20 89, 7220 90 20 và 7220 90 80.
Về căn cứ khởi xướng điều tra, sau khi hàng hóa từ Indonesia bị EC áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, đã có sự thay đổi trong dòng chảy thương mại, chuyển tải hàng hóa từ Indonesia sang Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU).
Thông báo cho rằng có bằng chứng cho thấy, các hoạt động lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm từ thanh/tấm thép không gỉ và/hoặc thép cán nóng sẽ cấu thành hành vi lẩn tránh do các hoạt động này chỉ xuất hiện hoặc gia tăng sau khi vụ việc điều tra với Indonesia được khởi xướng.
Phía EC cho biết, trị giá nhập khẩu của cấu kiện từ Indonesia chiếm tới trên 60% tổng giá trị của hàng hóa sau khi được lắp ráp/hoàn thiện và giá trị gia tăng của hoạt động này chiếm thấp hơn 25% chi phí sản xuất.
Quá trình chuyển tải nêu trên đã làm suy yếu tác dụng bảo hộ của biện pháp gốc với Indonesia về lượng và giá trị. Lượng hàng hóa bị cáo buộc lẩn tránh đã gia tăng một cách đáng kể tại thị trường EU và đang bán phá giá/nhận trợ cấp, có thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất tại các nước EU.
Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, vụ việc sẽ được kết thúc trong vòng 9 tháng từ ngày thông báo có hiệu lực. Do đó, các bên liên quan phải trình diện trước cơ quan điều tra trong vòng 15 ngày từ ngày thông báo có hiệu lực.
Các bên liên quan hoặc đại diện theo pháp luật phải nộp bản trả lời câu hỏi, các ý kiến bằng văn bản, đề nghị xem xét miễn trừ hoặc các thông tin cần thiết khác trong vòng 37 ngày kể từ ngày đăng công báo của EU.
Ngoài ra, các nhà sản xuất liên quan có thể đề nghị EC tham vấn trong thời hạn 37 ngày. Đối với tham vấn về việc khởi xướng, cần gửi yêu cầu tới EC trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo có hiệu lực.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thép không gỉ cán nguội liên quan cần nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của EU; nghiên cứu kỹ các thông báo liên quan, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn, thể thức và nội dung do EC hướng dẫn.
Đồng thời thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra EC, bao gồm đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với EC trong suốt quá trình vụ việc; phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.
Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng sắt thép các loại của Việt Nam, với lượng xuất khẩu trong tháng 7/2023 đạt 260,70 nghìn tấn, giảm 6,19% so với tháng 6/2023, nhưng tăng mạnh 307,15% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắt thép các loại sang EU tăng 68,84% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,62 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,27 tỷ USD, tăng 9,73% so với cùng kỳ năm trước.
Giá thép và giá quặng sắt hôm nay ngày 17/8/2023 trên thế giới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (SHFE, Trung Quốc), giá thép thanh vằn giao tháng 10/2023 tăng 36 NDT/tấn (tang 0,98%), lên mức 3.701 NDT/tấn (507,3 USD/tấn). Giá thép cuộn cán nóng (HRC) cũng tang 28 NDT/tấn (tang 0,72%), lên mức 3.919 NDT/tấn (538,5 USD/tấn).
Trên thị trường nguyên liệu, giá quặng sắt giao tháng 1/2024 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE, Trung Quốc) tăng 0,82%, lên mức 738,5 NDT/tấn (101,2 USD/tấn).
Trên Sàn Giao dịch Hàng hoá Singapore (SGX), giá quặng sắt giao tháng 9/2023, giảm 0,18%, xuống mức 100,81 USD/tấn.
Số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho thấy sản lượng thép thô nước này trong tháng 7 giảm nhẹ 0,34% so với tháng 6, xuống còn 90,8 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách hạn chế sản lượng tại hai nơi sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc là thành phố Đường Sơn và tỉnh Tứ Xuyên.
Tuy nhiên, so với tháng 7/2022, thì mức sản lượng trong tháng 7 vừa qua tăng tới 11,5%. Trong năm ngoái, nhiều nhà máy thép tại Trung Quốc đã đồng loạt giảm công suất do thị trường bất động sản nước này đi xuống.
Chính quyền thành phố Đường Sơn đã tăng cường kiểm soát sản xuất thép kể từ cuối tháng 7/2023 với việc yêu cầu một số nhà máy tạm dừng hoạt động một phần. Trước đó, chính quyền nơi này đã yêu cầu các nhà máy thép phải giảm sản lượng thiêu kết từ 30% - 50% trong tháng 7 để cải thiện chất lượng không khí địa phương.
Một số nhà máy thép ở tỉnh Tứ Xuyên, đã giảm quy mô sản xuất để đảm bảo cung cấp điện bình thường trong thời gian diễn ra Thế vận hội các trường đại học thế giới mùa hè ở Thành Đô, thủ phủ của Tứ Xuyên.
Bên cạnh đó, một số nhà máy thép sử dụng lò hồ quang điện (EAF) tại Trung Quốc cũng đã cắt giảm sản lượng trong tháng 7/2023 do thua lỗ khi giá thép phế liệu và giá điện tăng, đẩy chi phí sản xuất lên cao. Giá thép phế liệu tại Trung Quốc đang neo ở mức cao do nguồn cung khan hiếm.
Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Fubao (Trung Quốc), công suất hoạt động của 49 hãng sản xuất thép có sử dụng phương pháp EAF đã giảm xuống còn 49% vào cuối tháng 7/2023, so với mức 50% vào cuối tháng 6/2023.
Tính chung 7 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã sản xuất 626,51 triệu tấn thép thô, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ thép của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2023 dự kiến giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu năm nay, tiêu thụ thép của nước này đã giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến, tổng mức tiêu thụ thép cả năm nay của Trung Quốc sẽ giảm 0,8% so với năm 2022.