Theo Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ, tính đến ngày 30/7, các nhà quản lý tiền tệ tại các quỹ phòng hộ đã giảm vị thế mua ròng vàng 6,5% xuống còn 65.517 hợp đồng tương lai và quyền chọn; ngược lại vị thế bán ròng vàng đã tăng mạnh nhất trong 6 tuần, tăng 6,8%.
Trong ngày 31/7, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, nền kinh tế Mỹ trong quý 2 đã tăng trưởng nhanh hơn so với các dự báo trước đây. Các báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy, hoạt động sản xuất công nghiệp tại Mỹ trong tháng 7 đã có mức tăng cao nhất trong hơn 2 năm qua và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã giảm 22% do lo ngại sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm chương trình kích thích kinh tế. Trong năm 2012, chương trình kích thích kinh tế của FED đã giúp giá vàng xác lập mốc tăng 12 năm liên tiếp.
Theo các số liệu của Chính phủ Mỹ, GDP trong quý II/2013 của Mỹ đã tăng mạnh 1,7% so với mức sự báo 1,1% của các chuyên gia. Trong ngày 31/7, ông Eric Green, chuyên gia kinh tế tại TD Securities cho biết, đây là dấu hiệu cho thấy FED có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD vào tháng 9 tới đây.
Lượng vàng được nắm giữ bởi các quỹ đầu tư tín thác vàng (ETF) trên toàn cầu đã giảm 25% trong năm nay, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010, giá trị tài sản giảm 59 tỷ USD. Giá vàng đã tăng mạnh 70% trong giai đoạn từ tháng 12/2008 – 6/2011 sau khi FED mua vào hơn 2 nghìn tỷ USD trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ.
“Nền kinh tế đang tăng trưởng trở lại và nếu nền kinh tế phục hồi tốt thì sẽ không cần đến sự hỗ trợ từ FED nữa. Cho dù việc cắt giảm chương trình kích thích xảy ra trong ngày mai hoặc năm tới, thì điều này cũng đang chuẩn bị diễn ra và thị trường biết rõ điều này.”, theo nhận định của ông John Stephenson - quản lý công ty First Asset Management Inc (Toronto, Canada).
Trong tuần trước (29/7 – 2/8), giá vàng tương lai đã giảm 0,9%; tuần giảm đầu tiên kể từ ngày 5/7. Trong đó giá vàng đã có 4 ngày giảm xuống liên tiếp, xác lập chuỗi giảm dài nhất kể từ ngày 27/6. Trong số các chuyên gia tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg, có 12 người dự báo giá vàng sẽ giảm xuống trong tuần này, 9 người dự báo giá vàng sẽ tăng và 4 người cho rằng giá vàng sẽ không đổi; đây là lần đầu tiên trong 6 tuần dự báo giá vàng giảm chiếm số đông trong những dự báo được đưa ra.
Trong tháng 7, giá vàng đã có mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/2012, tăng
7,3% và theo các chuyên gia phân tích tại tập đoàn tài chính Societe
Generale (Pháp) cho biết, điều này không khiến tình hình trở nên tốt hơn
do các phân tích cho thấy giá vàng đang có xu hướng giảm xuống. Các
chuyên gia tại Societe Generale dự báo các quỹ ETF sẽ tiếp tục bán vàng
ra với khối lượng lớn trong cả năm 2014.
Thị trường lao động Mỹ
Sau khi kết thúc cuộc họp vào ngày 31/7, Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) thuộc FED đã cho biết, sẽ vẫn giữ nguyên quy mô chương trình mua trái phiếu hàng tháng như hiện nay do lo ngại nguy cơ lạm phát ở mức thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Trong ngày 2/8, ông James Bullard, chủ tịch FED tại ngân hàng St. Louis cho biết FED nên đợi thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động và nền kinh tế tăng trưởng vững chắc trước khi cắt giảm chương trình kích thích kinh tế.
Theo các số liệu của Chính phủ Mỹ công bố trong ngày 2/8, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra được thêm 162.000 việc làm mới trong tháng 7 – mức tăng thấp nhất trong 4 tháng và lần đầu tiên kể từ tháng 10/2012, thu nhập mỗi giờ làm việc giảm.
Giảm đặt cược giá vàng lên
TCCT
Lần đầu tiên trong 5 tuần, các quỹ phòng hộ đã giảm đặt cược giá vàng lên sau các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh trở lại, khiến giá vàng có chuỗi giảm dài nhất trong 1 tháng.