Giao dịch hàng hóa phái sinh: Kênh đầu tư hữu ích, nhiều tiềm năng

Là một trong những kênh đầu tư phổ biến trên thế giới, giao dịch hàng hóa phái sinh qua các sàn giao dịch hàng hóa cũng đang từng bước đón nhận sự quan tâm đông đảo của các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như chứng khoán, bất động sản… Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, giao dịch hàng hoá phái sinh được xem là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Trên thế giới, giao dịch hàng hoá phái sinh đã manh nha hình thành từ khoảng 7.000 năm trước với sự xuất hiện của các hợp đồng giao dịch dê trong tương lai của người Sumer tại vùng Lưỡng Hà (tức Iraq hiện nay). Người Sumer thoả thuận các hợp đồng cung cấp một lượng dê xác định vào một ngày nhất định với giá cả được ấn định vào ngày thoả thuận, hoặc được đổi bằng một lượng hàng hoá khác.

Các hợp đồng tương lai (futures) này đã giúp các bên tham gia quản lý biến động giá, giảm bớt thiệt hại do các rủi ro hình thành trong tương lai cũng như giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường.

Qua thời gian, việc hàng hoá được giao dịch theo hợp đồng tương lai trở nên phổ biến tại nhiều nơi khác trên thế giới với các loại hàng hoá đa dạng hơn như các giao dịch ngũ cốc tương lai tại Amsterdam (Hà Lan) vào năm 1695, giao dịch lúa gạo Dojima tại Osaka (Nhật Bản) vào những năm 1700 và giao dịch ngũ cốc tại Chicago (Hoa Kỳ) vào năm 1848.

Các giao dịch hàng hoá này dần được tập trung thống nhất tại một địa điểm và theo những quy tắc chuẩn hoá chung, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hoá như khối lượng đo lường và niên vụ gieo trồng. Qua đó, hình thành các trung tâm giao dịch hàng hoá quy mô lớn như Sở giao dịch kim loại London (LME), Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hoá Đại Liên (DCE), Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (TOCOM)…

Đối tượng tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh có thể là các nhóm bảo hiểm rủi ro về giá hoặc các nhà đầu tư tài chính thuần túy, trong đó, nhóm nhà đầu tư tài chính sẽ mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá hoặc các tổ chức tài chính khác sẽ sử dụng các hợp đồng kỳ hạn hàng hóa như là một công cụ xác định giá của thị trường hàng thật…

Bên cạnh đó, các sàn giao dịch hàng hoá còn giúp tăng cường liên kết chuỗi giá trị sản phẩm gồm nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà chế biến, nông dân và ngân hàng, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khi các hợp đồng giao dịch hàng hoá phái sinh được giao dịch liên thông quốc tế.

Hiện nay, các nhà đầu tư sẽ không cần mua bán tích trữ hàng thực mà chỉ cần giao dịch trực tuyến qua phần mềm giao dịch như giao dịch chứng khoán. Hoạt động mua/bán hàng hóa thể hiện qua các khối lượng khớp lệnh các hợp đồng tương lai có kỳ hạn tại các sở giao dịch hàng hóa.

Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam(Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam

Tham gia vào các thỏa thuận hợp tác thương mại đa phương, song phương, Việt Nam ngày càng rộng mở cánh cửa giao thương quốc tế, kéo theo nhu cầu về việc xây dựng các hệ thống trung gian giao dịch cho mọi hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường quốc tế. Vào ngày 01/09/2020, Bộ Công Thương quyết định cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) – đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam.

MXV hoạt động liên thông với hầu hết các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng. MXV cung cấp đa dạng sản phẩm giao dịch hàng hoá phái sinh, gồm Nông sản (ngô, đậu tương lúa mì, gạo… ), Nguyên liệu công nghiệp (cà phê, cao su, đường, bông…), Kim loại (đồng, quặng sắt, bạch kim…) và Năng lượng (dầu thô WTI, khí tự nhiên, xăng…) nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường hàng hoá thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng. Qua đó, trở thành kênh đầu tư liên thông, an toàn, minh bạch và hiệu quả với thị trường quốc tế, góp phần giúp khách hàng thực hiện bảo hiểm giá một cách dễ dàng. 

MXV sở hữu công nghệ hỗ trợ giao dịch hàng hóa tốt nhất thế giới, kết nối trực tiếp với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như CME, CBOT, LME hay TOCOM và thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán bù trừ, kiểm định, vận chuyển hàng hóa và chuyển giao thanh khoản… giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua lẫn người bán.

Về cơ chế hoạt động, MXV không trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng giao dịch mà thông qua các Thành viên kinh doanh chính thức của mình để cung cấp nghiệp vụ môi giới giao dịch hàng hoá phái sinh dưới sự quản lý của MXV. Trong đó, Công ty Cổ phần Saigon Futures (gọi tắt Saigon Futures) là một trong những thành viên kinh doanh đầu tiên của MXV, đi cùng với MXV trong những ngày đầu tạo lập và phát triển thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam.

Được thành lập vào ngày 19/07/2018, Saigon Futures đang dần khẳng định vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam về nghiệp vụ môi giới giao dịch hàng hoá phái sinh, cung cấp đầy đủ nghiệp vụ giao dịch, nghiên cứu và quản lý rủi ro cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, phát triển và nâng cấp hệ thống giao dịch thông qua ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm mang lại sự thuận tiện, an toàn cho khách hàng khi giao dịch tại Saigon Futures.

Bên cạnh đó, Saigon Futures thường xuyên tổ chức chuyên đề đầu tư và cung cấp hệ thống báo cáo, phân tích thị trường độc quyền định kỳ, hỗ trợ kiến thức cho khách hàng mới và hiện hữu.

Ông Quách Văn Luận
Ông Quách Văn Luận - Giám đốc Saigon Futures chi nhánh Hà Nội cho biết thông qua các hợp đồng giao dịch hàng hoá phái sinh, các đơn vị tại Việt Nam sẽ quản lý hiệu quả các rủi ro biến động giá hàng hoá nguyên liệu đầu vào, tối ưu hoá lợi nhuận

Ông Quách Văn Luận, Giám đốc Saigon Futures chi nhánh Hà Nội, cho biết “Giao dịch hàng hóa không còn là khái niệm quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Việt Nam. Nhiều thương nhân, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và hạt tiêu, đã thông qua nghiệp vụ môi giới để thực hiện việc bán cà phê trên thị trường quốc tế với mức giá tốt nhất, còn hàng thì giao sau theo thời điểm xác định trong tương lai. Điều quan trong nhất, tại thời điểm chuyển giao hàng, dù giá lên hay giá xuống thì nhà xuất khẩu vẫn được đảm bảo theo giá được xác nhận từ trước”.

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhiều khi giá chào bán xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn tới 100 USD/tấn so với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn thế giới. Do đó, việc tham gia giao dịch hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá giúp doanh nghiệp xóa nhòa khoảng cách chênh giá đó, và chỉ phải chịu một khoản phí môi giới rất nhỏ, khoảng 3,5 USD/tấn, từ đó tối ưu hóa được lợi nhuận mình ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn có thể tìm kiếm lợi nhuận trong việc chênh lệch giá giữa các thị trường thông qua giao dịch hai chiều mua – bán linh hoạt, ông Luận cho biết thêm

Theo thống kê, tính trong tháng 1/2020, khối lượng giao dịch hàng hóa phái sinh qua MXV lên tới 10.000 hợp đồng giao dịch bình quân mỗi ngày (31 triệu hợp đồng được giao dịch và hơn bảy triệu vị thế mở), trở thành một trong những sản phẩm tài chính có giao dịch năng động nhất trên các thị trường tài chính mới nổi.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh đánh dấu một bước tiến lớn của quá trình phát triển các thị trường tài chính tại Việt Nam dưới nhiều góc độ.

Với cơ chế giao dịch liên thị trường, qua phiên Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, giá cả hàng hóa giao dịch tại MXV phản ánh chân thật và minh bạch nhất hiện trạng hàng hóa quốc gia và các nước trên thế giới thông qua thiếu hụt hay dư thừa cung và cầu hàng hóa tại thời điểm nhất định được phản ánh qua mức giá trên thị trường. Các doanh nghiệp từ đó có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo biến động chi phí đối với các nguyên liệu đầu vào có liên quan, hoặc có thể giảm thiểu được các rủi ro biến động giá đầu ra. Đó còn là nơi kết nối giữa người mua và người bán đối với việc giao nhận hàng, các hàng hóa này đều là các hàng hóa được chuẩn hóa.

Ngoài ra, thị trường hàng hoá phái sinh là kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn linh hoạt cho nền kinh tế. Thị trường hàng hóa phái sinh cùng thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,… đang trở thành nơi tập trung nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, quỹ tài chính, tạo “sân chơi” minh bạch, hợp pháp dưới sự quản lý của Nhà nước giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ việc phân tích biến động giá cả hàng hóa thực tế theo quy luật cung-cầu, sự kiện kinh tế, chính trị để mua và bán các hợp đồng tương lai theo hai chiều linh hoạt.

hàng hoá phái sinh
Công ty Cổ phần Saigon Futures là "Thành viên kinh doanh xuất sắc của MXV" trong năm 2020

Công ty Cổ phần Saigon Futures (https://saigonfutures.com) là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) – Sở giao dịch hàng hoá được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương.

  • Năm 2020, Saigon Futures vinh dự nhận giải thưởng “Thành viên kinh doanh xuất sắc của MXV”, ghi nhận nỗ lực công ty trong việc tạo lập và phát triển thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam trở thành kênh đầu tư hữu ích, hiệu quả, bền vững.
  • Ngày 04/06/2020, Saigon Futures là một trong số ít thành viên kinh doanh của MXV được cấp phép giao dịch các mặt hàng thuộc nhóm Năng lượng.
  • Công ty cổ phần Saigon Futures đang tổ chức chương trình giảm 50% phí cố định phần mềm giao dịch CQG_Top 3 nền tảng giao dịch phái sinh hàng đầu thế giới, dành riêng cho khách hàng mới mở tài khoản và giao dịch đến hết tháng 12/2021.
Minh Quân