Grab bắt tay Mastercard ra mắt thẻ thanh toán không số

Ứng dụng siêu kỳ lân Grab của Singapore vừa hợp tác với Mastercard vào thứ Năm vừa qua để ra mắt một loại thẻ có thể được sử dụng như một phần của ứng dụng ví điện tử GrabPay, nhằm củng cố quyết tâm trở thành nhân vật chính trong các công ty công nghệ tài chính (fintech) ở Đông Nam Á.

Thẻ GrabPay là thẻ vật lý không số - giúp người dùng được bảo mật đặc biệt, đi kèm với nó là một loạt các phần thưởng và ưu đãi bổ sung.

Thẻ điện tử GrabPay đã được cung cấp cho người dùng ở Singapore. Nó sẽ được ra mắt tại Philippines vào tháng 3 năm 2020 và đến nửa năm 2020 là toàn bộ phần còn lại của Đông Nam Á.

Trên thẻ vật lý GrabPay không hề có số - một tính năng được đánh giá là giúp "bảo mật đặc biệt" cho người dùng
Trên thẻ vật lý GrabPay không hề có số - một tính năng được đánh giá là giúp "bảo mật đặc biệt" cho người dùng

 

Huey Tyng Ooi, giám đốc điều hành của GrabPay cho biết, sự hợp tác này với Mastercard giúp hướng tới một hệ sinh thái thanh toán mở, cho phép người dùng tìm kiếm và đổi điểm thưởng qua hàng triệu đối tác và thể hiện một bước quan trọng để GrabPay trở thành một chiếc ví Đông Nam Á thực sự.

Thẻ sẽ được chấp nhận bởi gần 53 triệu đối tác trên toàn thế giới đang sử dụng thẻ Mastercard. Nó cũng được hỗ trợ bởi ứng dụng ví GrabPay, nơi người dùng có thể xem chi phí hàng tháng của họ, khóa thẻ vật lý nếu bị đánh cắp và thanh toán cho tất cả các dịch vụ của Grab.

Rama Sridhar, phó chủ tịch điều hành cấp cao của Mastercard cho biết sự hợp tác này giúp mở rộng đáng kể phạm vi tiếp cận của Mastercard tại Đông Nam Á đồng thời giúp Grab nhanh chóng mở rộng quy mô toàn cầu.

Giải quyết một vấn đề

Giống như hầu hết các công ty công nghệ tài chính khác đang tìm cách giải quyết vấn đề về những người không có tài khoản ngân hàng, Grab nói rằng thẻ của họ vẫn sẽ có sẵn cho những người không có tài khoản ngân hàng chính thức.

Theo một nghiên cứu gần đây, trong số 400 triệu người trưởng thành sống ở Đông Nam Á, chỉ có 104 triệu người hoàn toàn có tài khoản ngân hàng và có quyền truy cập đầy đủ vào các dịch vụ tài chính, trong khi có 198 triệu người thậm chí không có quyền truy cập thô sơ vào các tổ chức tài chính.

Các vấn đề rất cơ bản như chi phí cơ sở hạ tầng, không có sổ đăng ký công cộng và thông tin tín dụng đáng tin cậy, cùng với các quy định tài chính nghiêm ngặt đã gây khó khăn cho các ngân hàng và tổ chức bảo hiểm thâm nhập vào khu vực này.

Các công ty công nghệ tài chính đang cố gắng thu hẹp khoảng cách đó và việc sử dụng sự đổi mới công nghệ nhanh chóng của Châu Á đã bùng nổ thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la trong khu vực, phục vụ cho thế hệ Millennials (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) có hiểu biết về công nghệ

Thanh toán điện tử dự kiến ​​sẽ vượt một nghìn tỷ đô la vào năm 2025 ở châu Á và chiếm gần một nửa chi tiêu trong khu vực. Nghiên cứu của Google cho biết, thị trường ví điện tử dự kiến ​​sẽ còn tăng nhanh hơn nữa, với một bước nhảy vọt hơn năm lần, từ 22 tỷ đô la vào năm 2019, lên tới 114 tỷ đô la vào năm 2025.