Năm 2017, toàn tỉnh Hà Nam chỉ xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 16 người mắc, không có trường hợp tử vong. Các ngành chức năng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 4.407 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó 1.392 cơ sở vi phạm, chiếm 31,6%; 561 cơ sở bị phạt với số tiền trên 1,1 tỷ đồng; tiêu hủy 25 sản phẩm trị giá 41 triệu đồng.
Đặc biệt, trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội xuân năm 2018, các đoàn kiểm tra cả 03 tuyến đã tổ chức kiểm tra gần 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó có hơn 870 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm 67,9%; số cơ sở vi phạm là 414 chiếm 32,1%...
Do vậy, ngay sau khi nhận được thông tin về Chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm”, Sở đã phối hợp với Tạp chí Công Thương đơn vị thực hiện Chương trình tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tới toàn CBCNV thuộc phạm vi quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Sở Công Thương Hà Nam tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đến đông đảo các hộ sản xuất, kinh doanhCụ thể, ngay từ tháng 7/2018, Sở đã phối hợp với Ban Quản lý chợ Bầu, Công ty CP Châu Giang... giới thiệu với người dân về Chương trình, đồng thời phát tờ rơi cung cấp thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm để các hộ kinh doanh đều biết và hiểu rõ nhất thông điệp “Hành động vì an toàn thực phẩm” mà Chương trình mong muốn truyền tải.
Cùng với đó, hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm (ATTP) được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức cho người quản lý, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Việc giám sát, kiểm tra liên ngành và lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được thực hiện thưởng xuyên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP theo quy định
“Trong thời gian tới, để hưởng ứng tích cực Chương trình hơn nữa, Sở sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Đồng thời, tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Từ đó, góp phần giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn”, đại diện Sở Công Thương Hà Nam nhấn mạnh.
Cùng với tỉnh Hà Nam, Sở Công Thương Hải Phòng vừa qua cũng đã gửi về cho Ban tổ chức Chương trình danh sách chữ ký hưởng ứng “Hành động vì an toàn thực phẩm”, với sự đóng góp ký tên của 100% cán bộ, người lao động đang làm việc tại Sở cùng hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ lớn trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Sở Công Thương Hải Phòng cho biết, tỉnh vẫn đang và sẽ tích cực huy động chữ ký từ các tiểu thương, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thực phẩm cùng người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt triển khai loạt các hoạt động truyền thông có hiệu quả theo hiệu ứng mà Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm mang lại, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân tại các huyện, thị xã về vấn đề an toàn thực phẩm. Số lượng chữ ký ủng hộ và cam kết vì an toàn thực phẩm của Hải Phòng được kỳ vọng sẽ vô cùng ấn tượng.
Các cán bộ công nhân viên đang công tác tại Sở, các trường đại học đến các cơ quan báo chí truyền thông tại tỉnh Bắc Ninh cùng ký tên hưởng ứng Chương trìnhĐặc biệt, Sở Công Thương Bắc Ninh là một trong những đơn vị có lượng chữ ký đông đảo và đa dạng từ cán bộ công nhân viên đang công tác tại Sở, các trường đại học đến các cơ quan báo chí truyền thông tại tỉnh Bắc Ninh cũng đã ký tên hưởng ứng Chương trình. Chia sẻ với phóng viên, đại diện Sở Công Thương Bắc Ninh cho biết, để hưởng ứng Chương trình tích cực hơn nữa, Sở sẽ tiếp tục phối hợp cùng Tạp chí Công Thương, vận động cán bộ, công nhân viên, người lao động chưa ký tên trên địa bàn tỉnh tham gia ký tên và hưởng ứng các hoạt động truyền thông của Chương trình.
“Chương trình không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn cho các cán bộ công nhân viên, người lao động mà mỗi chữ ký còn đại diện cho tiếng nói, ủng hộ hoạt động sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn, chung tay vì an toàn thực phẩm cho toàn xã hội”, đại diện Sở Công Thương Bắc Ninh nhấn mạnh.
Triển khai từ tháng 12/2017, Chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm” với Chiến dịch “Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm” đã thu hút được đông đảo sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của dư luận, cho thấy sức nóng mà vấn đề này mang lại trong thời gian ngắn.
Trong năm 2018, Chương trình sẽ tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện quy mô toàn quốc như Tọa đàm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn”, Lễ công bố “Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm”,… nhằm lan tỏa rộng rãi hơn nữa thông điệp “Hành động vì an toàn thực phẩm”.
Tham gia ký tên vì an toàn thực phẩm ngay tại Website www.antoanthucphamhd.vn và Fanpage Hành động vì an toàn thực phẩm hoặc ký tên trực tiếp và gửi về cho Ban Tổ chức Chương trình - Tạp chí Công Thương tại Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Dự kiến Lễ Công bố "Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm" sẽ được tổ chức vào cuối tháng 7/2018 tại phố đi bộ Hồ Gươm - Hà Nội, với sự tham gia của lãnh đạo các cấp, doanh nghiệp, nhiều gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng và hàng nghìn người dân Thủ đô.
Tham gia ký tên vì an toàn thực phẩm ngay tại Website www.antoanthucphamhd.vn và Fanpage Hành động vì an toàn thực phẩm hoặc ký tên trực tiếp và gửi về cho Ban Tổ chức Chương trình - Tạp chí Công Thương tại Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.