70 năm ngành Công Thương
-
[Inforgraphic] Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến nay
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn về thương mại với trên 230 thị trường. Trong đó, Việt Nam có FTA với 60 quốc gia, bao gồm nhiều nền kinh tế lớn như Châu Âu, Nhật Bảnm Trung Quốc…
-
[Inforgraphic] Tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong các kênh phân phối
Trong giai đoạn 2016 – 2020, công tác kết nối cung cầu thị trường trong nước đã được thực hiện tốt, góp phần bình ổn giá trên thị trường, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng Việt Nam trong các hệ thống phân phối bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90%.
-
[Inforgraphic] Nhập khẩu tạo nguồn hàng cho sản xuất, xuất khẩu
Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhóm hàng cần nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, tập trung chủ yếu vào nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu tiếp tục giảm và được giữ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu.
-
[Inforgraphic] Hạ tầng thương mại trong nước dịch chuyển mạnh mẽ, thương mại điện tử bùng nổ
Trong những năm gần đây, hạ tầng thương mại trong nước đã dịch chuyển mạnh mẽ từ hạ tầng thương mại truyền thống (như chợ) sang hạ tầng thương mại hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại). Đồng thời, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành một kênh phân phối ngày càng quan trọng tại nước ta.
-
[Inforgraphic] Thặng dư thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 tăng mạnh
Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại của Việt Nam luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ mức 1,77 tỷ USD trong năm 2016 lên 19,95 tỷ USD trong năm 2020, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao dự trữ ngoại hối.
-
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Vững nền tảng - Sáng tương lai
Tháng 6 này, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao kỷ niệm 59 năm ngày Công ty bước vào sản xuất. Gần 6 thập kỷ qua, dù hoạt động theo cơ chế thị trường, song ngoài mục tiêu lợi nhuận Công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, xây dựng các chính sách đãi ngộ người lao động, bảo vệ người tiêu dùng, được bà con tin tưởng, yêu mến với tên gọi: Bạn nhà nông.
-
[Inforgraphic] Kiểm soát nhập khẩu tiếp tục được thực hiện tốt
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam đạt trung bình 9,86%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch nhập khẩu đạt bình quân 11,9%/năm trong cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn này tiếp tục xu hướng tăng để phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu.
-
Công ty Thuốc lá Sài Gòn: Thỏa ước tốt đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Trong Thỏa ước Lao động tập thể năm 2021, Công ty Thuốc lá Sài Gòn đã cam kết tiếp tục triển khai các hoạt động chăm lo tốt đời sống, việc làm, thu nhập, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
-
[Inforgraphic] Thị trường nội địa – Trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, đạt bình quân 9,4%/năm, qua đó đã cùng với xuất khẩu và đầu tư là trụ đỡ quan trọng để góp phần vào bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
-
[Inforgraphic] Ngành Than trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng
Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành Than nước ta đã cơ bản hoàn thành mục tiêu trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngành Than đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nước, đặc biệt là cung cấp đủ than cho sản xuất điện.
-
[Inforgraphic] Ngành Dệt may tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do
Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành Dệt may nước ta đã phát triển vượt bậc nhờ tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng nhanh qua các năm, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động; đồng thời, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 thế giới.
-
[Inforgraphic] Dầu khí là ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam
Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành dầu khí tiếp tục là ngành công nghiệp lớn nhất nước ta, đóng góp khoảng 10% GDP của cả nước. Tổng sản lượng khai thác dầu thô và khí trong giai đoạn này lần lượt đạt 71,11 triệu tấn và 50,04 tỷ mét khối.