Brazil
-
Giá nông sản thế giới sụt giảm trước nhiều thông tin trái chiều
Trong tuần vừa qua, các loại nông sản trên sàn CBOT giao dịch tương đối giằng co; trong đó, giá ngô và đậu tương chịu tác động từ nhiều thông tin trái chiều. Chốt phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 30/7), giá các loại nông sản chính trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đều giảm mạnh.
-
Thị trường nông sản thế giới giao dịch trầm lắng, kỳ vọng giá đậu tương tiếp tục tăng
Thị trường nông sản thế giới giao dịch trầm lắng trong phiên ngày 28/7 khi giới đầu tư đối mặt nhiều khoảng trống thông tin. Giới phân tích kỳ vọng giá đậu tương sẽ tiếp tục tăng lên khi nguồn cung thu hẹp và Trung Quốc có thể tăng cường nhập khẩu.
-
Giá cà phê Arabica tăng vọt 20%, Brazil đối mặt nguy cơ mất mùa cà phê
Sau khi tăng vọt gần 20% trong tuần trước, giá cà phê Arabica trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng thêm 10% trong phiên giao dịch đầu tuần này, chạm mức cao nhất trong gần 7 năm trở lại đây.
-
Dự báo nguồn cung tiếp tục ở mức thấp, giá quặng sắt neo cao trên 220 USD/tấn
Giá quặng sắt tại thị trường Trung Quốc tiếp tục giữ ở mức trên 220 USD/tấn trong đầu tuần này sau khi các hãng khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới công bố mức sản lượng thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
-
Diễn biến thời tiết bất lợi đẩy giá nông sản thế giới tăng vọt
Thị trường nông sản thế giới vừa ghi nhận một tuần giao dịch tích cực với giá các loại ngũ cốc chính đều tăng lên, đặc biệt là giá lúa mì. Thị trường hiện lo ngại thời tiết khô hạn tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Thời tiết bất lợi cũng làm giảm mạnh sản lượng ngô của Brazil.
-
Giá quặng sắt sẽ khó có thể giảm nhiệt trước năm 2023
Tập đoàn tài chính Goldman Sachs vừa nhận định thị trường quặng sắt đang xác lập một chu kỳ giá lên trong hơn hai năm vừa qua và đà tăng của giá quặng sắt hiện nay sẽ khó có thể kết thúc trước năm 2023.
-
Thị trường nông sản thế giới lao dốc, dự báo sẽ còn dao động mạnh trong thời gian tới
Thị trường nông sản thế giới đã chứng kiến làn sóng bán tháo diện rộng bất chấp nhiều thông tin cơ bản hỗ trợ giá trong các phiên giao dịch đầu tuần. Một số phân tích cho thấy thị trường sẽ còn tiếp tục dao động mạnh và phụ thuộc nhiều vào diễn biến thời tiết nông vụ của Hoa Kỳ trong 30 – 45 ngày tới đây.
-
Quặng sắt đứt mạch tăng giá, giới đầu tư lo ngại Trung Quốc can thiệp thị trường
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã giảm xuống sau 4 phiên tăng giá liên tiếp khi nhu cầu sử dụng thép tại nước này có dấu hiệu suy giảm và giới đầu tư lo ngại các biện pháp can thiệp thị trường của chính phủ Trung Quốc.
-
Thị trường nông sản trải qua tuần giao dịch ảm đạm
Thị trường nông sản thế giới vừa trải qua tuần giao dịch tương đối ảm đạm khi giá các mặt hàng nông sản chính như ngô và đậu tương đều sụt giảm. Thị trường hiện tập trung theo dõi diễn biến thời tiết nông vụ tại Hoa Kỳ.
-
Giá quặng sắt hạ nhiệt khi lượng quặng sắt cập cảng Trung Quốc tăng lên
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã hạ nhiệt, giảm xuống còn 214,08 USD/tấn trong ngày 16/6 sau khi dữ liệu cho thấy lượng quặng sắt Australia và Brazil cập cảng nước này tăng lên. Trung Quốc cũng cân nhắc xả bán kho dự trữ chiến lược kim loại công nghiệp nhằm bình ổn giá trên thị trường.
-
Trung Quốc thu mua đậu tương ồ ạt trên toàn cầu
Dữ liệu mới nhất cho thấy kim ngạch nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh nước này đẩy mạnh tái đàn lợn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước nhằm giảm mức độ phụ thuộc thức ăn chăn nuôi gia súc nhập khẩu.
-
Giá quặng sắt vượt ngưỡng 220 USD/tấn, nguồn cung từ Brazil và nội địa Trung Quốc sụt giảm
Giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt (giá CFR) tại cảng Thanh Đảo (Trung Quốc) đã chạm mức 220,77 USD/tấn trong bối cảnh nguồn cung quặng sắt của tập đoàn Vale SA (Brazil) và các mỏ nội địa Trung Quốc sụt giảm.