giá cà phê arabica
-
Giá cà phê hôm nay 30/9: Thị trường nội địa im ắng chờ vụ mới
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang sau khi giảm khoảng 400-500 đồng/kg vào cuối tuần trước. Thị trường nội địa Việt Nam rất yên ắng ngay trước thời điểm vào vụ mới 2024/2025, nhiều nhà kinh doanh đang đưa ra mức giá mua trừ lùi 200 - 250 USD/tấn dưới giá niêm yết trên sàn London.
-
Giá cà phê hôm nay 28/9: Sản lượng niên vụ mới của Việt Nam có thể thấp hơn dự kiến
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước diễn biến tăng giảm trái chiều ở các vùng trồng trọng điểm, trong khi giá robusta và arabica thế giới quay đầu giảm nhẹ. Theo hãng tư vấn Hedgepoint, sản lượng cà phê của Việt Nam cho niên vụ 2024/2025 có thể không đạt như dự kiến, chỉ khoảng 27 triệu bao.
-
Giá cà phê hôm nay 27/9: Xô đổ mọi kỷ lục
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tăng trở lại dù mức tăng có sự chênh lệch giữa các vùng trồng, trong khi giá robusta và arabica thế giới tiếp đà tăng mạnh, xô đổ mọi kỷ lục được ghi nhận trước đó.
-
Giá cà phê hôm nay 26/9: Brazil đối diện hạn hán lịch sử, nguồn cung cà phê ngày càng thắt chặt
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước biến động trái chiều nhưng khá khiêm tốn trước thềm vụ thu hoạch mới, trái với đà tăng liên tục của giá thế giới gần đây. Brazil đang đối mặt với đợt khô hạn nghiêm trọng nhất kể từ năm 1981, gây thiệt hại đáng kể cho cây cà phê trong giai đoạn quan trọng của quá trình ra hoa.
-
Giá cà phê hôm nay 25/9: Tắc nghẽn logistics từ Brazil đẩy giá thế giới bật tăng mạnh
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước lấy lại đà tăng 1.200 đồng/kg, trong khi giá thế giới tiếp đà tăng mạnh trên cả 2 sàn giao dịch. Mức tăng này được hỗ trợ bởi thông tin hạn hán tại Brazil và lo ngại tình trạng tắc nghẽn cảng biển tại khu vực Biển Đỏ
-
Giá cà phê hôm nay 24/9: Giá robusta xuất khẩu của Việt Nam vượt arabica gần 890 USD/tấn
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt giảm nhẹ 500 đồng/kg, trong khi giá thế giới bật tăng mạnh trở lại trên cả 2 sàn giao dịch. Trong nửa đầu tháng 9/2024, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận giá cà phê Robusta xuất khẩu vượt giá Arabica tới 887 USD/tấn - mức chênh lệch kỷ lục.
-
Giá cà phê hôm nay 23/9: USDA dự báo sản lượng cà phê Việt Nam giảm 1% trong vụ mùa tới
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang sau khi giảm tới 2.000-2.200 đồng/kg vào cuối tuần trước. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê robusta Việt Nam sẽ giảm 1% trong mùa vụ tới, xuống còn 27,85 triệu bao 60 kg, thấp hơn khoảng 9% so với mùa 2021/2022.
-
Giá cà phê hôm nay 21/9: Bất ngờ giảm đồng loạt 1.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước bất ngờ đồng loạt giảm tới 1.500 đồng/kg, trong khi giá thế giới tiếp tục ghi nhận giảm ngày thứ 3 liên tiếp.
-
Giá cà phê hôm nay 20/9: Thị trường đón tin tốt về sản lượng cà phê từ châu Phi và châu Mỹ
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước nhích tăng nhẹ 100-200 đồng/kg tùy vùng trồng, trong khi giá thế giới vẫn neo ở mức cao dù đà tăng có chậm lại. Dự báo sản lượng niên vụ 2024/2025 của một số quốc gia châu Phi, châu Mỹ ở mức khả quan.
-
Giá cà phê hôm nay 19/9: Bão số 4 gây mưa lớn sẽ ảnh hưởng đến các vùng trồng tại Tây Nguyên
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ trở lại 200 đồng/kg. Bão số 4 sẽ gây mưa vừa, mưa to và giông tại Tây Nguyên, cục bộ có nơi mưa rất to, dự báo sẽ ảnh hưởng đến các vùng trồng cà phê ngay trước khi bước vào mùa thu hoạch vụ mới.
-
Giá cà phê hôm nay 18/9: Thị trường lo thiếu hàng
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm 600-700 đồng/kg tùy vùng trồng. Hình thái La Nina phát triển gây thời tiết ẩm ướt, làm giảm chất lượng và gián đoạn hoạt động phơi sấy cà phê đang khiến thị trường lo ngại về tình trạng thiếu hàng dù Việt Nam sắp bước vào vụ thu hoạch.
-
Giá cà phê hôm nay 17/9: Nguồn cung hạn chế đẩy giá robusta lập đỉnh
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ 100-200 đồng/kg tùy vùng trồng, đưa mức giá phổ biến về khoảng 123.800 đồng/kg, trái ngược với đà tăng mạnh của giá robusta và arabica thế giới khi được củng cố bởi nguồn cung khan hiếm trên thị trường.