giá cà phê robusta
-
Giá cà phê hôm nay 18/7: Robusta giảm mạnh hơn 100 USD mỗi tấn
Đồng USD tăng mạnh trong những ngày qua đã kích hoạt làn sóng bán tháo từ giới đầu cơ, đẩy giá cà phê thế giới giảm trên diện rộng, trong đó giá Robusta giảm từ 108-115 USD mỗi tấn tuỳ kỳ hạn giao.
-
Giá cà phê hôm nay 17/7: Các nhà rang xay đẩy mạnh gom cà phê Brazil
Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng trở lại khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, chuẩn bị cho các hợp đồng xuất khẩu quý III. Đồng thời, thông tin Mỹ sắp áp thuế cao với cà phê Brazil cũng góp phần kích hoạt làn sóng mua vào của các nhà rang xay quốc tế.
-
Giá cà phê hôm nay 16/7: Thị trường nội địa tăng "sốc"
Thị trường nội địa vẫn giữ vững đà tăng nhờ dòng vốn chảy mạnh vào thị trường, đặc biệt từ các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà rang xay trong nước. Nông dân cũng tranh thủ bán ra khi giá tiệm cận đỉnh ngắn hạn, tạo ra nguồn cung linh hoạt nhưng không quá dư thừa.
-
Giá cà phê hôm nay 15/7: Căng thẳng thương mại Mỹ - Brazil đẩy giá lên đỉnh mới
Sau khi Mỹ phát đi tín hiệu có thể áp thuế tới 50% đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Brazil đã kích hoạt làn sóng gom hàng gấp rút trên thị trường cà phê thế giới, đẩy giá tăng mạnh.
-
Giá cà phê hôm nay 14/7: Giá thế giới giảm mạnh do nguồn cung gia tăng
Giá cà phê thế giới mở đầu tuần mới trong xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là Robusta, khi tiến độ thu hoạch tại Brazil diễn ra nhanh chóng, nâng nguồn cung ra thị trường. Trong khi đó, Arabica cũng giảm nhẹ, phản ánh tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước triển vọng thặng dư toàn cầu trong niên vụ 2025/26.
-
Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm sâu, chạm đáy mới trong vòng hơn một năm
Giá cà phê trong nước ngày 12/7 tiếp tục lao dốc mạnh, giảm từ 2.300 – 2.800 đồng/kg, đưa mặt bằng giá về mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Nguyên nhân chính đến từ áp lực nguồn cung dồi dào toàn cầu, động thái bán tháo của giới đầu cơ và biến động trên thị trường tài chính quốc tế.
-
Giá cà phê hôm nay 11/7: Robusta giảm 3 ngày liên tục, Arabica bất ngờ bật tăng
Giá cà phê trong nước ngày 11/7 giảm nhẹ theo đà đi xuống của thị trường thế giới, với Robusta mất gần 150 USD/tấn do nguồn cung dồi dào từ Brazil và Việt Nam. Trong khi đó, giá Arabica trên sàn New York bật tăng trở lại sau thông tin Mỹ dự kiến áp thuế nhập khẩu lên tới 50% đối với cà phê Brazil từ tháng 8 tới.
-
Giá cà phê hôm nay 10/7: Trong nước phục hồi, thế giới chịu áp lực từ nguồn cung gia tăng
Hôm nay, giá cà phê trong nước bật tăng trở lại, dao động quanh mức 93.300 - 93.800 đồng/kg sau phiên điều chỉnh trước đó. Trong khi đó, thị trường thế giới quay đầu giảm do áp lực nguồn cung từ Brazil và Indonesia, cùng với ảnh hưởng của tỷ giá đồng Real suy yếu.
-
Giá cà phê hôm nay 9/7: Thị trường nội địa giảm sâu dù thế giới khởi sắc trở lại
Trong phiên giao dịch ngày 9/7, giá cà phê trong nước bất ngờ lao dốc mạnh sau nhiều ngày đi ngang, trái ngược với xu hướng phục hồi rõ nét trên thị trường thế giới. Sự đối lập này phản ánh tâm lý chốt lời nội địa và những yếu tố kỹ thuật đang định hình lại thị trường toàn cầu sau chuỗi giảm sâu.
-
Giá cà phê hôm nay 8/7: Giá trong nước giảm theo đà lao dốc của thị trường thế giới
Giá cà phê trong nước hôm nay ghi nhận đà giảm mạnh tại nhiều địa phương trọng điểm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến giá cà phê nội địa giảm đến từ diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, đặc biệt là sàn Robusta London và Arabica New York, hai chỉ số có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cà phê xuất khẩu và thị trường trong nước.
-
Giá cà phê hôm nay 7/7: Xuất khẩu lập kỷ lục, hướng đến mốc 7 tỷ USD trong năm nay
Chỉ trong nửa đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt khoảng 5,45 tỷ USD, tăng gần 67,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng trưởng ấn tượng này, giới chuyên môn nhận định, xuất khẩu cà phê cả năm hoàn toàn có thể cán mốc 7 USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Giá cà phê hôm nay 5/7: Giá tăng nhẹ, tín hiệu khởi đầu cho chu kỳ hồi phục mới?
Giá cà phê trong nước tăng thêm 300-400 đồng/kg, trong khi thị trường Robusta thế giới ghi nhận lực mua trở lại nhờ lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Diễn biến này được xem là tín hiệu tích cực, có thể mở đầu cho chu kỳ hồi phục giá trong ngắn hạn, dù vẫn còn nhiều áp lực từ nguồn cung Arabica và biến động tăng giá đồng USD.