phòng vệ thương mại
-
Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc
Trên cơ sở kết quả điều tra, thực hiện quy định của WTO, Luật Quản lý ngoại thương, các văn bản hướng dẫn và ý kiến của các bên liên quan, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
-
Giữ nguyên thuế chống bán phá giá với tôn màu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc
Do không có bên liên quan nào đề nghị rà soát định kỳ, Bộ Công Thương đã quyết định giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn (thường gọi là thép phủ màu, hoặc tôn màu) có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc.
-
Philippines kết luận vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hạt nhựa nhập khẩu
Mới đây, Ủy ban Thuế quan Philippines (TC) đã đưa ra kết luận trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hạt nhựa mật độ thấp (LLDPE) thuộc các mã AHTN 3901.10.12; 3901.10.92; 3901.40.00; 3901.90.90.
-
Hoa Kỳ gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống lẩn tránh gỗ dán cứng Việt Nam
Mới đây, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với gỗ dán cứng từ Việt Nam.
-
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với vật liệu hàn nhập khẩu
Thuế chống bán phá giá tạm thời mà Việt Nam áp dụng đối với một số sản phẩm vật liệu hàn nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc từ 0% đến 36,56%.
-
Đề nghị doanh nghiệp nội cho ý kiến về việc miễn trừ thuế chống bán phá giá với thép không gỉ nhập khẩu
Để có căn cứ xem xét đề nghị miễn trừ đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ 4 quốc gia, vùng lãnh thổ, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đề nghị doanh nghiệp trong nước cho ý kiến về khả năng sản xuất, cung ứng nội địa và quan điểm về việc miễn trừ.
-
Từ chuyện mật ong xuất sang Hoa Kỳ nhìn ra nông sản Việt: Bài học nào cho chúng ta?
Mật ong Việt Nam vừa đón tin vui khi mức thuế CBPG cuối cùng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra đã giảm 7 lần so với kết luận sơ bộ. Thành công vụ việc là bài học lớn cho chính ngành ong, cũng cho nhiều nông sản Việt khác. Cơ hội rà soát giảm thuế vẫn còn, nhưng về lâu dài cần tính đến câu chuyện “xoay trục” chiến lược sản xuất và xuất khẩu phù hợp hơn trong bối cảnh mới. Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có những chia sẻ rõ nét hơn với Tạp chí Công Thương.
-
DOC: Biên độ phá giá đối với mật ong Việt Nam giảm gần 7 lần so với kết luận sơ bộ
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) mới đây đã ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.
-
Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia
Ngày 6/4/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 640/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
Đối thoại cấp cao về phòng vệ thương mại giữa Việt Nam và Australia
Vừa qua, trong khuôn khổ Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế (EEES) Việt Nam - Australia, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và các cơ quan liên quan của Australia tổ chức Phiên Đối thoại cấp cao lần thứ nhất về phòng vệ thương mại.
-
Hoa Kỳ chính thức điều tra chống lẩn tránh với pin năng lượng mặt trời Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 28/3/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
-
Chủ động ứng phó rào cản thương mại
Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, biện pháp phòng vệ thương mại thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng, nhất là các nền kinh tế xuất khẩu lớn càng dễ trở thành đối tượng của biện pháp phòng vệ thương mại.