![dân tộc thiểu số](https://imgcdn.tapchicongthuong.vn/thumb/w_1000/tcct-media/23/9/2/hieu-ung-cua-du-an-cong-nghiep-voi-dong-bao-dan-toc-thieu-so_64f31ce9522b6.jpg)
Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại 3/8 xã
Huyện Thuận Nam thuộc tỉnh Ninh Thuận có điều kiện địa hình chia cắt, phức tạp. Trong đó, địa hình núi cao bao phủ gần hết phần phía Tây, phía Nam và một phần phía Đông của huyện, chiếm 44,02% diện tích. Có độ cao từ 70 - 1036m, với độ dốc lớn, chia cắt phức tạp. Hiện trạng rừng thưa chiếm 80% diện tích, còn lại là đất trống đồi núi trọc.
Tiếp đó là địa hình đồi gò bán sơn địa, có độ cao 20 - 70m, độ dốc khá lớn, chiếm 26,73% diện tích. Cuối cùng là địa hình đồng bằng và trũng, chiếm 29,26% diện tích. Phân bố ở độ cao < 20m, dọc theo quốc lộ 1A kéo dài tư xã Phước Nam đến Cà Ná. Hiện trạng
Đặc điểm địa hình, độ cao và hướng địa hình cùng với vị trí địa lý đã tạo nên một kiểu khí hậu đặc thù của huyện Thuận Nam là: nhiều nắng, gió, ít mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và là nơi cư trú của 3 dân tộc anh em, trong đó có 2 dân tộc thiểu số gồm Chăm và Raglai.
Để khắc phục tình trạng khó khăn về địa hình, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của vùng đồng bào các dân tộc, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 11/9/2022 Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Trong đó đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, du lịch, công nghiệp; trong đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Tạo sự chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ các tập quán lạc hậu. Củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đồng thời từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng khác trên địa bàn tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Với huyện Hàm Thuận Nam, nơi có 8 đơn vị hành chính cấp xã thì có 3 xã thuộc vùng I và Vùng III , gồm Phước Hà, Phước Ninh và Phước Nam, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.
Hiệu ứng tích cực
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, Hàm Thuận Nam ưu tiên phát triển 3 trụ cột gồm công nghiệp, du lịch và nông nghiệp, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế. Tỉnh Ninh Thuận tạo mọi đều kiện thuận lợi giúp huyện phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án công nghiệp trên địa bàn huyện.
Điển hình là Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, công suất 1.500 MW, với tổng vốn đầu tư dự án khoảng hơn 49.000 tỷ đồng. Quy mô đầu tư dự án có 4 hạng mục chính, gồm xây dựng 1 nhà máy điện khí sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất 1.500 MW; xây dựng hệ thống cung cấp và xử lý nguyên liệu gồm xây dựng cảng nhập LNG; kho chứa LNG; kho tái hóa khí; hệ thống đường ống dẫn khí từ trạm tái hóa khí đến nhà máy điện khí LNG giai đoạn 1; thi công hệ thống truyền tải điện đảm bảo truyền tải, xây dựng các công trình hạ tầng, kỹ thuật...
Theo Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13-9-2021 của UBND tỉnh về điều chỉnh tiến độ Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, công suất 1.500 MW, dự kiến tiến độ đầu tư dự án hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và khởi công dự án trong quý II-2022; hoàn thành xây dựng và đưa dự án vào hoạt động trong quý II-2026. Hiện nay, tỉnh đang khẩn trương hoàn thủ tục để khởi công dự án điện khí LNG Cà Ná, KCN Cà Ná, Bến 1B – Cảng tổng hợp Cà Ná.
Theo các chuyên gia năng lượng, dự án điện khí hiện thuận lợi hơn điện than do không cần mặt bằng lớn, khí đốt bay lên trời, dự án không cần những bãi chứa tro xỉ, phế phẩm. Điện khí cũng là dự án xanh sạch, khí phát ra bằng nửa nhiệt điện than. Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho rằng, trong khi điện mặt trời thiếu ổn định, chỉ chạy vào ban ngày và vào ngày nắng; thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế... việc phát triển nhiệt điện khí là hướng đi tất yếu và nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia. Ông cũng nhận định rằng, điện khí là con át chủ bài trong tổng sơ đồ điện đến năm 2030.
Khi đi vào vận hành, Dự án Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1 sẽ tạo bệ phóng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận nói riêng - khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung thông qua việc thu hút đầu tư với lượng vốn khoảng 49.000 tỷ đồng, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện thu nhập của người dân địa phương, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số vùng III của 3 xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam.
Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1
Quy mô đầu tư gồm một nhà máy điện khí sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất 1.500MW; cảng nhập khí LNG đáp ứng quy mô sản lượng thông qua cảng 4,8 triệu tấn/năm; kho chứa khí công suất 4x1,2 triệu tấn/năm, với bốn bồn chứa, mỗi bồn có sức chứa 180.000m3. Dự án giai đoạn một đầu tư toàn bộ hạ tầng kho chứa khí và xây dựng lắp đặt trước một bồn phục vụ nhu cầu dự án công suất 1.500MW.
Dự án còn có kho tái hóa khí bao gồm bốn trạm tái hóa khí, công suất 4x1,2 triệu tấn/năm. Dự án giai đoạn một đầu tư toàn bộ hạ tầng khu tái hóa khí và xây dựng, lắp đặt trước một trạm tái hóa khí phục vụ nhu cầu dự án công suất 1.500MW. Dự án còn xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ trạm tái hóa khí đến nhà máy điện khí giai đoạn một, công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Dự án xây dựng sân phân phối 500kV với quy mô đảm bảo truyền tải công suất toàn bộ điện khí công suất 6.000MW. Dự án giai đoạn một đầu tư các ngăn lộ phục vụ dự án công suất 1.500MW. Bên cạnh đó xây dựng các công trình hạ tầng, kỹ thuật phục vụ toàn bộ Trung tâm điện lực LNG 6.000MW; xây dựng kênh lấy nước, kênh xả nước, xử lý nước thải, hệ thống cấp nước ngọt, tuyến ống nước sạch D400 khoảng 19,5km.