Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 hướng tới mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tối thiểu 100 nghìn doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số, tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng;
Thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh như áp dụng công nghệ số để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động CSKH, hình thành trải nghiệp khách hàng;
Từng bước triển khai áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng (kết nối quản lý hàng tồn kho, sản xuất, mua hàng đầu vào); Áp dụng công nghệ số cho nghiệp vụ kế toán, tài chính; Xây dựng khung cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh, cung ứng và kế toán; Xây dựng chính sách bảo mật kinh doanh, dữ liệu và áp dụng các công cụ bảo mật…
Giai đoạn 2: Chuyển đổi số mô hình quản trị (bao gồm quy trình sản xuất, quy trình công nghệ,…) như: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo; Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức, con người, chính sách, quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp;
Xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR) và hệ thống báo cáo quản trị, và yêu cầu cơ sở dữ liệu; Xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp, chuyển đổi số toàn diện; Áp dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị …
Giai đoạn 3: Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới như: Áp dụng công nghệ số để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp;
Xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp; Đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ và không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại; Áp dụng công nghệ số mới để đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ liệu của toàn doanh nghiệp.
Cho đến nay, một số doanh nghiệp vẫn còn e ngại với chuyển đổi số vì cho rằng chuyển đổi số là phải thay đổi hoàn toàn một hệ thống tổ chức hay chuyển đổi ngay lập tức tất cả mô hình kinh doanh của cả một doanh nghiệp.
Nhưng sự thật chuyển đổi số chính là việc bắt đầu đi từ những bước đi nhỏ để theo thời gian sẽ đạt được những lợi ích rất lớn và những việc nhỏ như số hoá tài liệu của công ty.
Thông thường, tại doanh nghiệp tồn tại nhiều các đầu việc thủ công có tính chất lặp lại gây mất thời gian và giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, ngoài ra, việc tiêu tốn lượng giấy lớn cho việc lưu trữ dữ liệu gây tốn kém diện tích, dễ hư hỏng do tác động của ngoại cảnh và việc tra cứu cũng rất khó khăn, tốn nhiều thời gian.
Chuyển đổi số sẽ giúp số hoá tài liệu bằng cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng này sang dạng tài liệu mềm thuận tiện cho việc sàng lọc, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, kéo dài tuổi thọ của tài liệu và tiết kiệm không gian lưu trữ.
Việc ứng dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ vào quá trình xử lý dữ liệu như phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPViet cũng sẽ giúp các doanh nghiệp đơn giản hoá quá trình xử lý và quản trị cơ sở dữ liệu của công ty. Nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thời đại công nghệ 4.0 với tốc độ biến đổi chóng mặt cũng như phục vụ đầy đủ nhu cầu mà khách hàng đưa ra.
Hiện nay, bên cạnh việc nhà nước hỗ trợ, cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển đổi số ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Như với doanh nghiệp giao thông vận tải, Phenikaa MaaS đã giới thiệu giải pháp Smart Mobility ứng dụng công nghệ AI và BigData.
Đây là một gói các giải pháp được tích hợp tổng thể nhằm hỗ trợ việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại các đô thị và đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp, đơn vị quản lý, kinh doanh vận tải nâng cấp khả năng quản trị của mình đối với các phương tiện di chuyển theo hướng tự động hóa, tiết kiệm thời gian, nhân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Smart Mobility được xây dựng trên nền tảng công nghệ lõi về bản đồ, các thuật toán định vị và điều hướng, các thiết bị IoT thông minh - công nghệ đã được Phenikaa MaaS làm chủ.
Dựa trên công nghệ lõi về bản đồ do Phenikaa nghiên cứu và đưa vào ứng dụng, các doanh nghiệp giao thông vận tải, đơn vị quản lý phương tiện có thể kiểm soát nhân sự, tài sản theo thời gian thực (real-time) thông qua bGPS; điều hướng, gợi ý lộ trình ngắn nhất, thuận lợi nhất cho phương tiện (bSmartNavigation); hệ thống sử dụng AI và BigData để tính toán thời gian xe đến đích theo thời gian thực (bSmartETA).
Gói giải pháp Smart Mobility cũng bao gồm ứng dụng được tích hợp cho điện thoại (mobile app) và website (website app), thuận lợi cho người dùng có thể tiếp cận các thông tin, kết nối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và theo dõi lộ trình di chuyển của phương tiện nhanh chóng, chính xác.