Phương thức tuyển sinh của Học viện Cảnh sát nhân dân
- Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.
- Phương thức 2: Xét tuyển thẳng kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả học tập THPT.
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an.
Danh mục ngành đào tạo của Học viện Cảnh sát nhân dân
Chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Cảnh sát nhân dân
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 530 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhóm ngành nghiệp vụ Cảnh sát (Nam: 477; Nữ: 53); theo từng phương thức tuyển sinh, địa bàn và giới tính.
- Ghi chú:
+ Vùng 1: các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.
+ Vùng 2: các tỉnh, thành phố đồng bằng và trung du Bắc Bộ, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh.
+ Vùng 3: các tỉnh Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế .
+ Vùng 8 phía Bắc: chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ đóng quân từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra của các đơn vị A09, C01, C10, C11, K01, K02.
+ Học sinh Trường Văn hóa đăng ký dự thi, tham gia xét tuyển cùng với thí sinh ở Vùng mà Công an địa phương cử vào Trường Văn hóa.
- Trường hợp không tuyển đủ chỉ tiêu đại học trong vùng tuyển sinh (theo từng tổ hợp thi tuyển), sẽ chuyển chỉ tiêu này để xét tuyển đối với thí sinh thuộc các vùng tuyển sinh còn lại theo khu vực phía Bắc, lấy từ cao xuống thấp theo quy chế tuyển sinh.
Phạm vi tuyển sinh của Học viện Cảnh sát nhân dân
Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển sinh tại khu vực phía Bắc, cụ thể Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra.
Đối tượng tuyển sinh
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an tại ngũ;
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển;
- Học sinh T11;
- Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.