Bất kỳ ai nào có lẽ đều đã từng trải qua cảm giác khó chịu “sợ bỏ lỡ” đó. Bạn không thể đến tham dự một buổi hòa nhạc với bạn bè và dành cả đêm để tự hỏi mình đang bỏ lỡ điều gì.
Một số đồng nghiệp đến ăn trưa tại một nhà hàng mới trong khi bạn băn khoăn liệu họ có thân thiết với nhau mà không có bạn.
Có thể ví von hiện tượng này bằng câu thành ngữ tiếng Anh “cỏ bên đồi kia luôn xanh hơn”. Nhưng thực chất, FOMO sâu sắc hơn thế.
Cơ chế tâm lý đằng sau FOMO
Nghiên cứu cho thấy chúng ta bị ảnh hưởng bởi mất mát nhiều hơn gấp đôi so với ảnh hưởng từ lợi ích thu được. Điều này cho thấy bản năng của con người là trốn tránh nỗi đau bị bỏ lỡ.
Một mặt, chúng ta ghét sự mất mát và trốn tránh nó bằng mọi cách. Mặt khác, chỉ đơn giản là chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn.
Nhà tâm lý học Barry Schwartz đã nói rằng: “Học cách lựa chọn rất khó. Học cách lựa chọn tốt còn khó hơn.
Và học cách lựa chọn tốt trong một thế giới có nhiều khả năng không giới hạn còn khó hơn nữa, có lẽ là quá khó”.
Nguyên nhân gây ra FOMO
Trước hết phải làm rõ một điều: Mặc dù mạng xã hội có thể khiến chúng ta dễ mắc hội chứng FOMO hơn, nhưng theo một nghiên cứu, việc nghe thấy một cơ hội bị bỏ lỡ từ một người bạn cũng tạo ra tâm lý FOMO tương đương với việc nhìn thấy cơ hội bị bỏ lỡ đó trên mạng xã hội.
Vì vậy, kiểu giao tiếp nào cũng sẽ gây tâm lý FOMO như nhau. Chẳng qua mọi người dễ tiếp cận với những tin tức gây FOMO qua mạng xã hội nhiều hơn.
Những nghĩa vụ như học tập hay làm việc cũng khiến chúng ta bỏ lỡ một việc có thể dẫn đến mức độ FOMO cao. Mặt khác, FOMO vẫn xuất hiện ngay cả khi bạn thỏa mãn với chính mình.
Nghiên cứu cũng đã thử nghiệm với nhiều kiểu tính cách khác nhau và phát hiện rằng FOMO là một trải nghiệm rất phổ biến.
Làm sao để thoát khỏi FOMO
Để giảm bớt hay loại bỏ nỗi “sợ bỏ lỡ”, biện pháp tốt nhất là “thiền chánh niệm”. Hãy thực hành chú tâm đến những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại và biết ơn những gì bạn đang trải qua.
Ngừng phán xét hay so sánh và không gán bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào cho những thứ bạn không thể kiểm soát.
Nói thì dễ hơn làm, chắc chắn rồi. Nhưng thiền định là một cách tuyệt vời để bắt đầu thói quen mới này của bạn.
Hãy cố gắng giới hạn các lựa chọn của bạn bởi nhiều lựa chọn hơn không phải lúc nào cũng tốt. Một cách để thực hiện điều này là loại bỏ bất kỳ trải nghiệm nào không mang lại cho bạn cảm giác hài lòng thực sự. Trước khi đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ xem liệu nó có thực sự cần thiết đối với bản thân mình không?
Bạn có thể an tâm vì hiện tượng FOMO sẽ giảm dần theo độ tuổi. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng khi bỏ lỡ bữa tiệc đó, đừng lo lắng - bạn sẽ vượt qua nó nhanh thôi.