Hội nghị triển khai Sử dụng năng lượng Tiết kiệm & Hiệu quả ở Nha Trang công bố các dự án hợp tác quốc tế

Các dự án hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng.
Các dự án hợp tác quốc tế nhằm đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng.

Các dự án hợp tác quốc tế nhằm đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng.

 

Vừa qua tai Thành phố Nha Trang, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (VNEEP3). Tại Hội nghị này đã công bố một số kết quả trong hợp tác quốc tế.

Nổi bật là Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam – EU trong giai đoạn 2020-2025. Chương trình có quy mô 142 triệu Euro, trong đó có 50 triệu Euro hòa vào ngân sách triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng.

Cùng với đó là 3 dự án thành phần do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc UNIDO (6,5 triệu Euro), Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu GGGI (2,5 triệu Euro) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF (3,5 triệu Euro) thực hiện.

Tiếp theo là Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE) do WB tài trợ. Thời gian thực hiện từ 2018 đến 2022.

Dự án có quy mô 158 triệu USD. Trong đó 100 triệu USD vay Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD); 1,7 triệu USD vay Hội Phát triển Quốc tế (IDA). Còn lại là vốn đối ứng của ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam bằng huy động tài chính thương mại. Thông qua đó, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng.

Đồng thời hỗ trợ thực hiện triển khai các nhiệm vụ giảm phát thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án thứ ba mang tên: Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE) trong giai đoạn 2020-2024.

Dự án do nhà tài trợ GCF (Quỹ Khí hậu xanh) ủy thác cho WB quản lý. Dự án có tổng kinh phí 316,3 triệu USD. Trong đó, 11,3 triệu USD là viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ kỹ thuật và quản lý bảo lãnh.

và hỗ trở giảm phát thải nhà kính
Và hỗ trở giảm phát thải nhà kính

 

75 triệu USD là nguồn bảo lãnh từ Quỹ Khí hậu xanh GCF; 250 triệu USD là vốn huy động từ ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.

Dự án có mục tiêu thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam. Góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng.

Đồng thời, đảm bảo an ninh năng lượng và thực hiện triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu giảm phát thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, còn một số chương trình, dự án hợp tác với một số đối tác khác như Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Tổ chức Hỗ trợ phát triển Danida của Đan Mạch, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ USAID, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn quốc KOICA…

Mạnh Đức