Theo đó, Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10-11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TPHCM.
Triển lãm được tổ chức nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì theo xu hướng tuần hoàn tại Việt Nam, triển lãm thương mại quốc tế - ProPak Vietnam 2023 quay trở lại từ ngày 08 - 10/11/2023 tại SECC, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn ngay tại triển lãm, trải nghiệm các vật liệu bao bì mới, tiếp cận công nghệ, ý tưởng sáng tạo kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có cơ hội trao đổi cùng nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành, tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng.
Theo chia sẻ của ông BT Tee – Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam – Đơn vị tổ chức ProPak Vietnam: “Triển lãm mang đến một nền tảng kinh doanh sôi động, cập nhật những đổi mới tương lai trong ngành đóng gói và chế biến, thông qua việc giới thiệu công nghệ đột phá, các buổi hội thảo, trình diễn sản phẩm cũng như thảo luận, kết nối giữa đơn vị trưng bày và khách tham quan. Điều này sẽ thúc đẩy tích hợp kinh tế, xã hội, môi trường vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là cho một ngành kinh tế quan trọng có liên quan mật thiết đến vấn đề môi trường như bao bì. Thông qua triển lãm, tôi kỳ vọng những nhà sản xuất và doanh nghiệp trong ngành có thể chung tay, tạo nên sự thay đổi và trở thành những người tiên phong cho nền kinh tế tuần hoàn.”
Với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì theo xu hướng tuần hoàn tại Việt Nam, triển lãm thương mại quốc tế ProPak Vietnam 2023 có sự tham gia của hơn 450 doanh nghiệp đến từ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Được trưng bày trên diện tích 10.000m2, các doanh nghiệp sẽ giới thiệu về công nghệ bao bì, công nghệ chế biến, nguyên vật liệu, công nghệ đồ uống, công nghệ ngành dược, chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho… Dự kiến, ProPak Vietnam 2023 sẽ thu hút hơn 10.500 khách tham quan.
Trong 3 ngày diễn ra, dự kiến ProPak Vietnam 2023 quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế nổi tiếng đến trưng bày, tập trung vào công nghệ bao bì, công nghệ chế biến, nguyên vật liệu, công nghệ đồ uống, công nghệ ngành dược, chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho và nhiều mảng khác.
Không chỉ có không gian trưng bày hấp dẫn, ProPak Vietnam 2023 còn đầu tư xây dựng chuỗi hội thảo quốc tế, hội thảo chuyên đề và kỹ thuật xoay quanh nội dung thiết thực nhất về ngành chế biến, đóng gói bao bì như công nghệ sản xuất bao bì thông minh; các quy định mới về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất theo Luật Bảo vệ Môi trường nước ta; giải pháp nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm tác động môi trường trong ngành,…
Trong thời gian diễn ra triển lãm, chuỗi hội thảo quốc tế, hội thảo chuyên đề và kỹ thuật sẽ được tổ chức. Nội dung các cuộc hội thảo xoay quanh công nghệ sản xuất bao bì thông minh; các quy định mới về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam; giải pháp nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm tác động môi trường trong ngành.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2022), thế giới đang sản xuất gấp đôi lượng chất thải nhựa so với hai thập kỷ trước. Hầu hết vòng đời của chúng kết thúc tại các bãi rác, bị đốt cháy hoặc rò rỉ vào môi trường. Chỉ có 9% trong số đó được tái chế thành công. Dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng. Cùng với đó, nhu cầu về đóng gói nhựa cũng tăng lên. Dự kiến sản lượng nhựa toàn cầu sẽ đạt con số gấp đôi vào năm 2040. Điều này có thể dẫn đến việc tăng gấp hai khối lượng chất thải nhựa và tăng gấp ba lượng rò rỉ nhựa vào biển vào năm 2040 (The Pew Charitable Trusts, 2020).
Các doanh nghiệp đang đứng ở khởi đầu của một cuộc biến đổi lớn trong ngành đóng gói. Nhận thức cao hơn từ phía người tiêu dùng cùng các chính sách mới được thiết lập bởi chính phủ khiến cho nhu cầu về giải pháp đóng gói bền vững ngày càng tăng. Số lượng các công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cam kết thay đổi hệ thống đóng gói cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi sự đổi mới kỹ thuật, tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu tái tạo mới.