Biến chất thải thành điện năng
Tình cờ một lần đọc tài liệu về mô hình chăn nuôi công nghiệp trang trại khép kín của Thái Lan (gọi tắt là CP), anh Long đã nghiên cứu, học tập cách làm này và đến đầu năm 2007, trang trại chăn nuôi lợn tập trung của anh đã xây dựng xong với hệ thống liên hoàn khép kín từ việc nhân giống, thành phẩm chăn nuôi… cho đến việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, khi đưa trại chăn nuôi vào hoạt động, anh Long gặp muôn vàn khó khăn. Theo mô hình CP, hệ thống chuồng trại phải cách ly với môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ sức khỏe của đàn lợn, nhiệt độ, ánh sáng bên trong cũng phải luôn đảm bảo và sử dụng điện là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của mô hình. Thế nhưng, mạng lưới điện nông thôn luôn bị giảm tải và cắt điện liên tục. Điều anh lo lắng nhất là điện lưới bị cắt đột ngột, không có cách nào giải quyết, chỉ biết nhìn đàn lợn lăn đùng ra chết vì ngạt. Anh đã mua máy phát điện (chạy bằng dầu Diesel) để phát điện thắp sáng, chạy mô tơ, vận hành quạt thông gió..., nhưng chạy máy phát điện cũng không đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải từ hoạt động của trang trại cũng là vấn đề nan giải đối với anh. Nhiều lần, trang trại của anh bị nhắc nhở về việc để chất thải phát tán ra ngoài gây ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư và môi trường sinh thái xung quanh. Mặc dù anh đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để xây dựng hệ thống hầm biogas (rộng 500 m).
Không nản chí, anh Long mày mò vừa làm, vừa tìm hiểu sách báo, học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia để giảm chi phí đầu tư, cải thiện môi trường. Tình cờ, anh nghe được bản tin phát minh khoa học của Tiến sĩ Bùi Văn Ga (Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Nẵng) phát trên truyền hình về chạy máy phát điện bằng khí gas sinh học. Như bắt được vàng, anh Long “khăn gói” lên đường vào Đà Nẵng tìm thầy học. Sau chuyến đi, về nhà anh cùng với các cộng sự bắt tay vào chế tạo ngay dây chuyền dùng khí ga sinh học tận dụng các chất thải ra từ hoạt động của trang trại thay thế dầu diesel phát điện (công nghệ được một đơn vị chuyển giao).
Ban đầu, anh Long chỉ dùng một động cơ máy nổ 15 mã lực (CV) kéo đầu máy phát 4,5kW, nhưng không đáp ứng đủ nguồn sáng cho trang trại, tiêu thụ không hết lượng khí gas. Trong khi đó, lượng khí thải tồn đọng trong trang trại còn khá nhiều làm cho hệ thống máy phát đôi lúc gặp sự cố. Nghiên cứu một thời gian, anh quyết định “đôn” máy nổ lên 24 CV kéo đầu máy phát 10 kW, nhờ đó, lượng khí từ chất thải mới đáp ứng đủ công suất cho máy hoạt động.
Đến lợi ích kinh tế và môi trường
Anh Long tâm sự: từ khi áp dụng công nghệ dùng khí ga sinh học thay thế dầu diesel phát điện, trang trại của anh không chỉ chủ động về nguồn điện, mà còn đáp ứng cả nhu cầu dùng điện trong sinh hoạt gia đình. Quan trọng hơn cả là đã giảm chi phí cho sử dụng điện xuống mức tối đa. Mỗi tháng anh chỉ phải chi phí gần 2 triệu đồng mua dầu, tiết kiệm gấp 7 lần so với sử dụng điện lưới (trước đây, mỗi tháng tiền điện hết khoảng 14 triệu đồng).
Ngoài việc, chủ động được nguồn điện, giảm chi phí hoạt động, điều làm anh hài lòng nhất là từ “biến” chất thải trở thành điện phục vụ lợi ích cho chính mình, đã giải quyết được vấn đề xử lý chất thải mà anh luôn trăn trở.
Thăm quan khu chuồng trại được phân chia thành từng lô rõ rệt, có quy mô và sự đầu tư cao mới thấy hết sự tâm huyết của anh Long. Chuồng trại khá sạch sẽ, thoáng đãng bởi hệ thống máy làm mát theo thiết kế của CP. Phía đầu chuồng là hệ thống thấm nước được hệ thống hút gió nằm phía cuối chuồng hút mạnh tạo ra độ ẩm trong không khí và luôn giữ ổn định ở nhiệt độ 30oC - 32oC. Sau đó, khí thải này được thoát ra bên ngoài. Anh Long cho biết: Trong thiết kế của CP không có hệ thống xử lý khí thải thoát ra ngoài, nên mùi hôi tanh vẫn còn phát tán ngoài môi trường trên phạm vi rộng. Bằng sáng kiến của mình, anh xây thêm các phòng hộ tại nơi quạt thông gió. Trong phòng, anh lắp đặt hệ thống phun sương mù kết hợp với phẩm vi sinh, bên dưới rải vôi bột. Hệ thống xử lý này đã giảm tới 80% mùi hôi, tanh thải ra môi trường. Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích xung quanh trang trại anh cho trồng nhiều cây xanh, cây ăn quả, rau xanh, vừa tạo ra không gian mát mẻ vừa tăng thêm thu nhập gia đình.
Đến nay, trang trại chăn nuôi lợn của anh Long đã đi vào hoạt động ổn định, số lãi ban đầu không những giúp anh thanh toán được hết số vốn đầu tư mà còn có “của ăn của để”. Hiện nay, mô hình chăn nuôi công nghiệp và việc biến chất thải thành điện của anh đã được nhiều chủ trang trại chăn nuôi đến thăm quan và học tập.
Khi nông dân biến chất thải thành điện
TCCT
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Lê Nguyên Long ngụ tại thôn 8, Thiệu Dương, Thiệu Hoá còn được nhiều người dân xứ Thanh biết đến như “một con chim đầu đàn” về bảo vệ môi trường. Anh đã thành công tron