Như vậy, từ ngày 7/9/2022, biện pháp tự vệ hết hạn, mức thuế về 0 đồng/tấn. Theo phản ánh của các đơn vị sản xuất phân bón DAP, MAP trong nước, việc ngừng biện pháp áp thuế phòng vệ thương mại với phân bón DAP, MAP nhập khẩu đã khiến lượng nhập khẩu dòng phân bón này vào Việt Nam tăng mạnh trở lại.
Thông tin của Công ty CP DAP - Vinachem ghi nhận thống kê của Tổng Cục Hải quan, riêng lượng phân bón DAP nhập khẩu trong tháng 9/2022 đã tăng đột biến gấp hơn 2,2 lần so với bình quân lượng nhập khẩu 08 tháng đầu năm 2022.
Tại Quyết định số 715/QĐ-BCT ngày 3/3/2020, biện pháp tự vệ được áp dụng đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu. Trước khi biện pháp tự vệ hết hiệu lực, căn cứ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và yêu cầu rà soát của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, xem xét việc gia hạn biện pháp hoặc không gia hạn biện pháp theo quy định của pháp luật.
Ghi nhận của Tạp chí Công Thương với lãnh đạo một số đơn vị về việc Bộ Công Thương quyết định không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó TGĐ Công ty CP DAP - Vinachem cho biết: Trước khi nhà máy DAP Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động năm 2010, nguồn phân bón DAP phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước, phụ thuộc hoàn toàn nguồn vào hàng nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí lớn. Trong suốt một thời kỳ dài hàng chục năm, thị trường phân bón DAP trong nước là cuộc chơi của các nhà nhập khẩu, nhà nước không có công cụ điều tiết có hiệu quả với mặt hàng này.
Ngay khi mới gia nhập thị trường, ngành sản xuất phân bón DAP non trẻ của Việt Nam đã gặp phải những khó khăn rất lớn về cạnh tranh thị phần với hàng nhập khẩu. Đặc biệt, giai đoạn những năm 2013 – 2017, thời kỳ hết sức khó khăn với ngành sản xuất phân bón trong nước. Đỉnh điểm là năm 2016, do phải đối mặt với sự áp đảo của mặt hàng phân bón nhập khẩu, làm cho giá bán giảm xuống thấp kỷ lục đã dẫn đến thua lỗ ở một số doanh nghiệp sản xuất phân bón DAP, Urea.
Đứng trước tình trạng bị chèn ép, ngành sản xuất phân bón bị bóp ngẹt ngay trên sân nhà.
Sau thời gian điều tra đến cuối năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân bón DAP/MAP nhập khẩu. Đây là những quyết định hết sức kịp thời và đúng đắn của Nhà nước, qua đó dần thoát khỏi tác động ép giá, kìm giá của phân bón nhập khẩu. Nhờ quyết định đúng đắn này, mà ngành sản xuất phân bón DAP trong nước dần vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, tiếp tục đứng vững và phát triển cho đến hôm nay. Qua đó, Công ty cũng đã có những đóng góp rất hiệu quả trong việc tham gia điều tiết thị trường, ngăn chặn đà sốt giá phân bón do tình trạng đứt gãy nguồn cung phân bón cuối năm 2020 đến nay.
Cũng theo ông Sơn, từ đầu năm 2022 đến nay, Công ty Công ty CP DAP - Vinachem đã luôn theo sát diễn biến thị trường, thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, tập trung ưu tiên tối đa nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn cung phân bón DAP trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, trước những diễn biến diễn biến tăng giá của thị trường phân bón, Bộ Công Thương đã có quyết định không gia hạn biện pháp áp thuế với phân bón DAP/MAP nhập khẩu. Những thay đổi này sẽ có những tác động nhất định đến tình hình hoạt động của ngành sản xuất phân bón DAP, MAP trong nước.
Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cùng với các doanh nghiệp cần tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, đặc biệt là diễn biến tăng lượng nhập khẩu. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách, hoặc biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, tạo điều kiện sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong nước, nhằm đạt mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ, tránh lệ thuộc vào bên ngoài.
Đánh giá về tình hình thế giới, ông Sơn phân tích thêm, từ cuối năm 2020 đến nay, do diễn biến dịch bệnh Covid-19, tiếp sau đó là diễn biến cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraina, đã làm kéo dài tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng phân bón trên thế giới, lượng hàng nhập khẩu vào trong nước giảm.
Đây là cơ hội hiếm hoi cho Công ty DAP gia tăng thị phần, gia tăng sản lượng tiêu thụ và đạt mức lợi nhuận khá, nhưng dự báo tình hình này sẽ không kéo dài. Xét về tổng thể, ngành sản xuất phân bón DAP trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn, luôn phải đối mặt và đề phòng với mặt hàng DAP từ Trung Quốc với quy mô áp đảo về sản lượng, sẵn sàng tràn vào với khối lượng lớn và chèn ép trở lại với thị trường trong nước bất kỳ lúc nào.
Ông Vũ Việt Tiến, Tổng giám đốc Công ty CP DAP số 2 – Vinachem cho biết, trước khi nhà máy DAP Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động năm 2010, nguồn phân bón DAP phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước, phụ thuộc hoàn toàn nguồn vào hàng nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí lớn. Trong suốt một thời kỳ dài hàng chục năm, thị trường phân bón DAP trong nước là cuộc chơi của các nhà nhập khẩu, nhà nước không có công cụ điều tiết có hiệu quả với mặt hàng này.
Ngay khi mới gia nhập thị trường, ngành sản xuất phân bón DAP non trẻ của Việt Nam đã gặp phải những khó khăn rất lớn về cạnh tranh thị phần với hàng nhập khẩu. Đặc biệt, giai đoạn những năm 2013 – 2017, thời kỳ hết sức khó khăn với ngành sản xuất phân bón trong nước. Đỉnh điểm là năm 2016, do phải đối mặt với sự áp đảo của mặt hàng phân bón nhập khẩu, làm cho giá bán giảm xuống thấp kỷ lục đã dẫn đến thua lỗ ở một số doanh nghiệp sản xuất phân bón DAP, Urea.
Đứng trước tình trạng bị chèn ép, ngành sản xuất phân bón bị bóp ngẹt ngay trên sân nhà, sau thời gian điều tra đến cuối năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân bón DAP/MAP nhập khẩu. Đây là những quyết định hết sức kịp thời và đúng đắn của Nhà nước, qua đó dần thoát khỏi tác động ép giá, kìm giá của phân bón nhập khẩu.
Nhờ quyết định đúng đắn này, mà ngành sản xuất phân bón DAP trong nước dần vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, tiếp tục đứng vững và phát triển cho đến hôm nay. Qua đó, Công ty cũng đã có những đóng góp rất hiệu quả trong việc tham gia điều tiết thị trường, ngăn chặn đà sốt giá phân bón do tình trạng đứt gãy nguồn cung phân bón cuối năm 2020 đến nay.
Cũng theo ông Tiến, từ đầu năm 2022 đến nay, Công ty DAP số 2 – Vinachem đã luôn theo sát diễn biến thị trường, thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, tập trung ưu tiên tối đa nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn cung phân bón DAP trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và kiềm chế lạm phát.
Mới đây, trước những diễn biến diễn biến tăng giá của thị trường phân bón, Bộ Công Thương đã có quyết định không gia hạn biện pháp áp thuế với phân bón DAP/MAP nhập khẩu. Những thay đổi này sẽ có những tác động nhất định đến tình hình hoạt động của ngành sản xuất phân bón DAP, MAP trong nước.
Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cùng với các doanh nghiệp cần tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, đặc biệt là diễn biến tăng lượng nhập khẩu. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách, hoặc biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, tạo điều kiện sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong nước, nhằm đạt mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ, tránh lệ thuộc vào bên ngoài. Ông Tiến cho biết thêm.